Wednesday, September 28, 2016

Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?

Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh?

Thơ: Trần Thị Lam

Nhạc: Trần Duy Đức

Hát: Trần Thái Hòa




Monday, September 26, 2016

Pleiku Niềm Nhớ Không Quên

Chào mừng cảm xúc của KQ Long Võ PĐ110 Đà Nẵng, về Hội Ngộ SĐ6KQ.
BBT

Long Võ

Bây giờ trời đã vào Thu
Nhớ ơi là nhớ Pleiku thưở nào
Biết bao hảo hớn, anh hào
Tập trung về đó chiến bào hiên ngang
Pleiku khói lửa ngút ngàn
Bom rơi, pháo nổ rền vang góc trời
Giờ đây lòng thấy bồi hồi
Người xưa, bạn cũ cuối trời thênh thang
Kể từ ngày ấy tan hàng
Thời gian còn lại chẳng còn bao lâu?
Về đây nắm chặt tay nhau
Trao nhau ánh mắt, vài câu tâm tình...

Long Võ

(PD110 Đà Nẵng)



Tình Người Thợ Máy Không Quân

Thiên Phong, 1957

Anh Người Thợ Máy Không Quân Ơi,
Anh Là Người Trai Bốn Phương Trời,
Anh Là Người Trai Tôi Mơ.
Anh Không Ngại Ngùng Bên Dầu Mỡ,
Bên Tiếng Máy Nổ Vang Rền,
Bên Bao Nguồn Điện Lực,
Thân Anh Dù Muôn Ngàn Khổ Cực,
Nhưng Anh Chẳng Sờn Gan
Anh Vẫn Ngang Tàng
Hơn Bao Nhiêu Chàng Trai
Không Lo Cho Ngày Mai
Chỉ Sống Nhờ Thời Đại.
Miệt Mài Trong Xa Hoa Phù Phiếm,
Trong Đêm Tàn Bên Chén Rượu Say Sưa,
Quên Cả Bổn Phận Người Trai Đất Việt.

Anh Người Thợ Máy Không Quân Ơi,
Anh Là Người Trai Bốn Phương Trời,
Anh Là Người Trai Tôi Mơ
Xin Anh Đừng Quãn Ngại Đợi Chờ
Anh Hãy Siết Mạnh Lên.
Siết Mạnh Lên, Con Óc Vòng Tay Lái
Để Đàn Chim Trời Tung Cánh Lượn Bay.
Tôi Mong Nơi Anh Ở Ngày Mai
Chung Sức Nhau Xây Dựng Tương Lai
Cho Đất Việt Tưng Bừng Vui Sống.

Ngày Mai Đất Việt Huy Hoàng
Chúng Ta Nguyện Ước Xây Đàng Bắc Nam.

Thiên Phong, 1957

(Căn Cứ Huấn Luyện Không Quân Nha Trang)
Thân Mến Tặng Hoà, Đức, Giang, Quân, Phước, Quang, Cẩn, Kính, Liểng, Những Người Bạn Kỹ Thuật. Mối Tình Đầu Không Quân, Trong Những Ngày Hàn Vi Và Thầm Lặng Của Đời Quân Ngũ Ở Căn Cứ Huấn Luyện Không Quân Nha Trang. Trọn Đời Bay Bổng, ChúngTôi Không Bao Giờ Quên Công Ơn Các Anh, Vì... Không Thợ Máy, Thợ Lái Làm Gì Được Bay?



Xưa và Nay

Tình Huynh Đệ Chi Binh

Sư Đoàn 6 Không Quân (SĐ6KQ) gồm hai Không Đoàn Chiến thuật (KĐCT), hai Không Đoàn Yểm Cứ (KĐYC), hai Không Đoàn Kỹ Thuật Tiếp Vận (KĐKTTV) và các phòng sở tham mưu.

Nhân viên phi hành (NVPH) của các Phi Đoàn (PĐ) bao gồm cả sĩ quan hạ sĩ quan và binh sĩ. Ước tính số NVPH của Sư Đoàn là vào khoảng 700. Ước tính quân nhân thuộc hai KĐYC và hai KĐKTTV vào khoảng 4500 người.

Tính ra, có đến 6 quân nhân làm việc dưới đất “taking care” cho 1 NVPH để người nầy cất cánh thi hành phi vụ yểm trợ cho quân bạn trên chiến trường!

Nhiệm vụ của đại bộ phận dưới đất là:

  • Canh gác ngày đêm, tuần tra vòng đai căn cứ 24/24 để bảo đảm giấc ngủ ngon lành và nơi chốn làm việc an toàn cho cả căn cứ,
  • Chăm lo đời sống sức khỏe của mọi quân nhân trong Sư Đoàn cả tinh thần lẫn vật chất như nơi ăn chốn ở, lương bổng, y tế, quân trang, giải trí, quân tiếp vụ, phép tắc, chung sự, tín ngưỡng…
  • Chăm lo coi sóc con tàu như thể chăm sóc cho người thân yêu của mình sao cho khả dụng hành quân, máy móc hoạt động thật tốt để các NVPH thi hành an toàn và hiệu quả các phi vụ hành quân.

Qua đó thì đại bộ phận các KQ phục vụ dưới đất quả vô cùng đặc biệt. Các anh ấy như là xương sống, chống giữ cho sự đứng vững trong nhiệm vụ của Sư Đoàn nói riêng và của cả Quân chủng nói chung. Đa số các vị ấy là Hạ sĩ quan và Binh sĩ, được đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang hoặc theo học các khóa bổ túc ở nước ngoài.

Sau 30/4/1975, một số các anh thoát khỏi chế độ độc tài, vì tương đối còn trẻ và vốn có căn bản kiến thức về kỹ thuật nên tiếp tục học lại và đa số thành công tại xứ người!

42 năm sau một cuộc biển dâu, sơn hà cũng huyễn, côn trùng cũng hư (Cung Oán Ngâm Khúc), Ban Tổ Chức chúng tôi tha thiết mời gọi đại bộ phận các chiến hữu thuộc SĐ6KQ, những đồng đội thân thương của ngày xưa, mong các bạn bằng mọi cách, tìm về với Hội Ngộ SĐ6KQ trong tình huynh đệ của ngày hôm nay, như thể tìm về thời hoa niên chính mình…

Rất tha thiết!

BTC Hội Ngộ SĐ6KQ



Bồi Hồi Trong Tiếng Chuông Ngân

Nguyễn Giang

(Trích trong Tuổi Trẻ Của Toàn - Nguyễn Giang)

Toàn lang thang trước cổng nhà thờ với một tên bạn bộ binh. Trời buổi chiều Cao Nguyên se lạnh, mùa Giáng Sinh đang tới khiến tâm hồn của một kẻ ngoại đạo như chàng cũng thấy nao nức.

Chàng bồi hồi nhớ lại những đêm Giáng sinh chở Tú Phương vòng vòng trên phố. Tối hôm ấy đường phố Sài Gòn đông nghẹt xe cộ. Dòng người, cả bên lương và bên giáo, như một giòng suối bất tận đổ xuống phố. Chiến tranh hầu như không còn hiện diện, và chẳng ai muốn nghĩ đến cái thực thể khó chịu đó, đêm hôm nay. Cả chàng và Tú Phương đều chẳng biết mình đi đâu, và cũng chẳng cần biết sẽ đi tới đâu. Tâm hồn chàng rộn rã như muốn chung vui với lòng hân hoan của các tín đồ Công Giáo, thân thể chàng được kích thích bởi một thân thể thiếu nữ mềm mại và nồng ấm ở sau lưng. Toàn chỉ mong đường phố có thật nhiều đèn đỏ để có mãi cảm giác thú vị do sự tiếp xúc với bộ ngực thanh tân của Tú Phương vòng tay âu yếm ôm lưng chàng, sau chiếc Honda.

Thấm thoắt đã hơn một năm, những bức thư gửi về không thấy hồi âm. Lần đi phép về gặp Tú Phuong, giữa hai người như có một tấm màn xa cách. Trong mấy tháng vừa qua, nàng làm gì, đi đâu, cười nói với ai, làm sao chàng có thể biết? Câu nói "xa mặt cách lòng" hình như bắt đầu phát huy uy thế của nó!

Từ ngày bắt thăm đi đơn vị, bị chuyển lên thị trấn sương mù này, chàng thực sự có những ngày cô đơn. Chịu ảnh hưởng của bố chàng và các anh, Toàn lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn trong lời nói cũng như cách đối xử. Nhưng trong thâm tâm, lúc nào chàng cũng mong muốn có một người nữ gần gũi mình. Sự dịu dàng âu yếm của những sinh vật khác phái này khiến đời sống của chàng có ý nghĩa. Một cái liếc mắt, một câu nói trách yêu cũng đủ khiến chàng rung động cả tuần lễ. Không nghĩ đến người nữ là một thực thể như mình, Toàn nghĩ đến họ như những thiếu nữ trong thơ Đinh Hùng, những thiếu nữ với bước chân ngà, đôi mắt mang đến trăng sao, bước đi tỏa hương làm xuyến xao cây cỏ.

Cùng với những bức thư tình trên mười trang giấy có thể làm cho Mai Thảo, Nguyễn thị Hoàng... tưởng là họ viết, sự tưởng tượng của chàng về người nữ là để lãng mạn hoá và thi vị hoá tình yêu. Biết rằng tình dục là chặng đường cuối phải có cho một tình yêu đầy đủ, nhưng chàng cho rằng sự lãng mạn sẽ khiến cho những cung đàn ngân nga hơn, thắm đậm hơn trong bản hoà tấu tình dục. Chàng tin vào những "femme fatale," những người đàn bà có thể làm cho định mệnh của một đời người thay đổi khốc liệt.

Đang mơ mộng với suy nghĩ ấy trước nhà thờ của thị trấn cao nguyên, chàng chợt thấy một thiếu nữ đẹp như trong một giấc mơ, áo dài hồng, tóc dài xõa ngang vai, tay cầm cuốn thánh kinh khiến chàng xao xuyến. Thấy chàng sững sờ, tên bạn đi cùng hỏi ngay:

-- Thích không, tao giới thiệu cho, tao có quen gia đình em này.

Thế là Toàn quen với Trang. Sau này, một người bạn của chàng, Huy, quen với cô chị. Trang mộ đạo, ngây thơ và hồn nhiên, có lần, chàng thắc mắc:

-- Sao da mặt Trang đẹp thế, dùng mỹ phẩm nào vậy? Cho anh biết để anh chỉ cho 2 cô em gái!

Trang e thẹn:

-- Da mặt Trang có đẹp gì đâu mà anh khen! Bố mẹ Trang nghèo, đâu có tiền mua mỹ phẩm. Trang chỉ hái hoa hồng trước nhà, ép với nước rồi dùng nước ấy lau mặt.

Ngày sinh nhật của nàng, Toàn đến chơi. Đám bạn học của Trang toàn là những cô cậu nho nhỏ, dĩ nhiên là ngây thơ trong trắng, không giống chàng một ly ông cụ nào. Có cậu nhỏ còn thắc mắc:

-- Anh ơi, anh học trường nào mà tụi này hổng biết vậy?

À, thì ra, với bộ mặt trẻ hơn tuổi của chàng, mấy cậu nhỏ này cứ tưởng chàng còn học Trung học. Chàng thích thú trả lời:

-- Có chứ, tôi còn đi học chứ! Trường của tụi này lạ lắm, không giống ai cả, vào thì không biết đời thuở nào mới được ra!

Những trò chơi rất học trò được bầy ra! Có một trò chơi chàng nhớ mãi là trò chơi nuốt chỉ. Một đoạn chỉ có buộc cây tăm ở giữa. Hai người tham dự, mỗi người ngậm một đầu giây, khi hiệu lệnh bắt đầu thì tìm cách cuốn chỉ thật nhanh vào miệng mình. Ai ngậm được cây tăm trước là thắng. Trang tham dự trò chơi này với chàng, vì vội vã, cô bé bị chảy máu ở môi dưới. Lúc ấy, Toàn chỉ muốn hôn vào đôi môi rướm máu ấy!

Lần đầu đến chơi nhà Trang, chàng ngạc nhiên khi thấy trong phòng khách lù lù lá cờ sao trắng, trên một kệ nhỏ có khẩu súng colt đã hoen rỉ. Thì ra, bố của Trang là một đảng viên Đại Việt, rất có thế lực ở thị xã. Có tối đến chơi nhà Trang, mải nói chuyện, khi ra về thì không còn chuyến xe lam nào. Toàn và Huy đành phải xin phép ông bà cụ Trang để được ngủ đêm. Sáng hôm sau, ra chỗ đánh răng rửa mặt sau nhà đã thấy có bàn chải, tuýp kem đánh răng và ly nước ấm chờ sẵn. Chàng nghe được đôi lời la mắng của ông cụ Trang, cùng với đôi mắt ngấn lệ của nàng. Biết rằng vụ ngủ qua đêm có thể làm hàng xóm dị nghị, chàng không dám tái diễn nữa.

Có vài lần, đến nhà Trang, Toàn lại quên mất giờ về. Đường vào căn cứ nếu lội bộ thì rạc cả cẳng, chàng đành quyết định đến nhà thờ, cuộn chiếc áo măng tô và ngủ ngay trên ngưỡng cửa. Cái lạnh buốt giá của vùng cao nguyên khiến sáng hôm sau chàng bị cảm lạnh, phải lảo đảo ra bến xe Lam và khật khừ vào căn cứ. Không biết ở trên cao, Chúa có hiểu cho nỗi khốn khổ của kẻ si tình ở dưới thế này hay không?

Những ngày Tết, bọn chàng phải ở lại căn cứ. Các cô bé bọn chàng quen ríu rít mang bánh chưng, mứt kẹo vào "uỷ lạo" các sĩ quan trẻ, khiến bọn chàng cũng quên được nỗi buồn xa nhà. Trang và Dung, chị nàng, cũng vào thăm chàng và Huy. Cả hai ríu rít như hai con chim khuyên, tranh nhau cắt bánh tét, bóc kẹo cho hai sĩ quan trẻ xa nhà. Trong đám nữ sinh, có một cô bé đã có cảm tình khá nồng đượm với Dũng, một người bạn chàng. Chàng còn nhớ, không uống rượu, nhưng khi từ trong phòng bước ra, cả hai mặt đỏ gay như gà chọi, chả hiểu tại sao?

Kỷ niệm Toàn nhớ nhất là những hôm gần Noel 1971. Đến nhà Trang, chàng ngạc nhiên thấy nhà không có cây thông Noel. Hỏi ra mới biết vì nghèo nên bố mẹ nàng không có tiền mua.

Sáng hôm sau, chàng cùng 2 tên lính vội phóng xe lên Trà Bá, nơi có vườn thông, nghe nói là của bà Nhu. Chàng và 2 người lính vội vã chặt một cây thông đẹp nhất, tạt qua phố chính của thị xã mua ít đồ trang hoàng. Chàng đậu xe cách nhà Trang vài căn, rồi cùng 2 người lính khệ nệ mang cây thông đã trang hoàng đặt ở góc vườn. Vào buổi trưa, nhà nàng đóng cửa im ỉm, có lẽ mọi người còn đang say giấc điệp. Xong việc, chàng và 2 người lính len lén rút lui.

Hôm sau, chàng đến nhà Trang dự tiệc Giáng Sinh. Đến trước cửa, Trang ra đón chàng trong bộ đồ bộ, trông rất dễ thương. Chàng giả bộ sửng sốt:

-- Ủa, cây Noel ở đâu mà đẹp vậy. Có phải Chúa ban cho nhà Trang không?

Trang ngước lên nhìn chàng với đôi mắt tràn trề lời cảm ơn:

-- Em không ngờ, có lẽ Chúa cho đấy, anh ạ!

Lời nói ấy, đôi mắt đẹp như những ngôi sao nhỏ treo trên cành thông ấy, khiến trái tim chàng rung động thực sự trong đêm Noel đó, tưởng sẽ chẳng thể quên trong đời.

Nhưng rồi, Toàn cảm thấy tuổi trẻ của chàng sao mà... thánh thiện thế! Với chàng, tuổi trẻ phải có những khai phá tình dục, những đụng chạm xác thịt tóe lửa chứ đâu phải những tình yêu ì ạch "yêu nhau vì ý, mến nhau vì lời" như thế này! Quan niệm của chàng, tình yêu phải có tình dục mới là tình yêu đúng và đủ, bằng không thì chỉ là tình yêu khập khiễng.

Bởi thế, trong những buổi cầu nguyện với Trang ở nhà thờ, chàng luôn cảm thấy lúng túng. Ý tưởng chiếm đoạt Trang lẩn quẩn trong đầu khiến chàng cảm thấy nơi này chắc không phải chỗ của chàng. Nhìn lên tượng Chúa, chàng thấy mình tội lỗi quá! Nhưng nếu xưng tội, liệu những tư tưởng ám khói tình dục đó có thể biến mất? Chàng không tin điều này! Cả khi Trang cho biết chàng phải theo học một khóa học hôn nhân trước khi lấy Trang, chàng cũng không tin một người không biết gì về tình dục, lại có thể đưa ra những tiêu chuẩn cho một hôn nhân hạnh phúc. Tình yêu, tình yêu mà cứ phải nhìn về một hướng như St. Exupery quan niệm thì vất vả quá, Toàn nghĩ thế. Nhìn trừng trừng vào mắt nhau còn chưa ăn thua gì đây này!

Toàn bèn tạo ra những mâu thuẫn để có cớ rời xa Trang. Chàng dở trò gắt gỏng và chê bai. Bà cụ chàng là một Phật tử thuần thành, chắc hẳn sẽ chẳng hài lòng khi thấy chàng lấy vợ Công giáo. Nàng lại là người Trung, các bà cụ người Bắc dĩ nhiên chẳng mặn mòi gì với con dâu người Huế! Ngoài ra, tính chàng phóng đãng, không thích bất cứ tôn giáo nào có giáo điều ràng buộc. Chàng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ trở thành một tín đồ ngoan đạo. Trang dịu dàng giải thích:

-- Nếu anh không muốn "trở lại" đạo thì anh cứ giữ đạo của anh cũng được! Em đâu có cấm!

-- Nhưng những đứa con mình sẽ phải theo đạo của em phải không? Rồi anh thì đi chùa, em thì đi nhà thờ, trong nhà thì bên này là bàn thờ Phật, bên kia là bàn thờ Chúa, lủng củng như thế, anh và em chịu thế nào được được!

Toàn băn khoăn lắm. Tình yêu nam nữ có từ vạn cổ, tôn giáo chỉ được sáng tạo sau này. Nhưng sao các tôn giáo trên cõi đời này cứ tìm cách gây trở lực cho tình yêu? Nếu tình yêu giữa chàng và Trang là một tình yêu lớn, đầy đủ với hương vị của tình dục, chàng tin mình có thể vượt qua những trở lực này. Nhưng tình yêu của chàng với Trang chẳng hơn gì những bài thơ học trò của Nhất Tuấn, lấy gì để chàng phải hy sinh bản ngã của mình?

Sau khi viết một bức thư cho Trang để phân trần về quyết định chia tay của mình, Toàn lao vào những mối tình khác với những rung động xác thịt hầu như không thể thiếu. Tuổi trẻ ngắn ngủi quá, không hưởng thụ, về già ngồi xe lăn lại tiếc hùi hụi, chàng nghĩ thế. Một chàng sĩ quan trẻ như Toàn, biết nhảy đầm, mặt mũi không đến nỗi tệ, ăn nói không đến nỗi cà lăm, việc làm quen với người nữ không đến nỗi khó khăn. Ở một thành phố ít dân, xa đô thành như thế này, một số các thiếu nữ ở đây có ước mơ rất bình thường, một tấm chồng giáo viên hoặc hạ sĩ quan là họ đã toại nguyện! Dĩ nhiên, những thiếu nữ mơ ước cao hơn cũng không hề thiếu!

Một ngày của mùa Hè đỏ lửa, khi thị trấn đã bắt đầu hỗn loạn với những quân nhân thất thểu trên đường phố, chàng nhận được điện thoại ngoài cổng báo tin có Trang vào thăm. Toàn hớn hở nghĩ thầm: "Nai tơ sao lại vác xác vào miệng cọp thế này, chỉ có chết thôi em ạ!"

Vào phòng chàng, Trang cho biết cần phương tiện di chuyển cho cả gia đình về Nha Trang. Với Toàn, chuyện này thì dễ dàng rồi, nhưng chuyện kia, chuyện lôi cuốn con nai tơ vào bẫy dục vọng quả là khó khăn. Chàng hứa hươu hứa vượn đủ cả, tận dụng những đụng chạm tưởng là vô tình nhưng thật ra là hữu ý. Toàn còn giả vờ ngồi lên vạt áo dài của Trang để nàng không thể di chuyển. Trang cứ vừa chống đỡ vừa cười tươi như đang tham dự một trò chơi con nít. Không sơ múi gì được, chàng đành phải xử dụng vũ lực để vật nàng lên giường. Cả 3, 4 lần, Toàn đều bị hất văng xuống sàn nhà, tí nữa thì gẫy cổ! Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua trong thất bại cay đắng, chàng đành phải để Trang ra về với lời phân trần: "Anh làm thế là vì yêu em!" Trang vẫn cười tươi như không có chuyện gì khiến Toàn bất mãn quá. Một tình huống căng thẳng như thế này, những đụng chạm cơ thể như thế này, với thằng đàn ông thổ tả như chàng thì có thể không có rung động, cũng được đi. Nhưng một người con gái trong trắng ngây thơ như Trang, chưa bao giờ đụng chạm với cơ thể đàn ông, thậm chí còn tin rằng trai gái chỉ nắm tay thôi là có thể có con, sao không có thể xúc động trước những ve vuốt của chàng? Sao nàng cứ cười tươi như thế khi ra về, không biết rằng chàng khốn khổ như thế này không?

Buổi tối hôm đó, Toàn phân tích và thấy rằng mình thất bại là đúng, "thà trách mình chứ đừng tránh ai". Từ sau khi chàng viết bức thư tuyên bố "Capri c'est fini" với nàng, chê tình yêu khập khiễng ấm ớ, chỉ nhìn nhau để yêu nhau của nàng, trái tim nàng chắc đã nguội lạnh. Nàng chắc chỉ còn coi chàng như một người bạn không hơn không kém, hoặc giả còn tệ hơn thế nữa. Chàng thấy mình đánh giá mình sai lầm quá. Trang có nhiều thứ quá, nàng có một lòng tin vững chãi của một tín đồ Công giáo thuần thành, lại có sức khỏe của một cô gái "mười bảy bẻ gãy sừng trâu". (nhiều lần chàng đã thấy Trang quay gầu để lấy nước giếng ở nhà nhanh như máy và không thấy mệt mỏi tí nào!). Còn chàng, chàng có được gì? Niềm tin vào quỷ Satan của chàng không được mấy, thân thể chàng lại ốm yếu gầy gò như một đệ tử của sì ke, thua là phải.

Sau này, Toàn được biết, Trang đã có một cuộc hôn nhân không vừa ý và bị tâm thần! Nhưng chàng vẫn luôn nghĩ, ai lấy được Trang sẽ yên tâm lắm vì nàng sẽ là người vợ chung thủy, không bao giờ bỏ rơi chồng khi hoạn nạn.

Ở một nơi xa xôi, lúc nào chàng cũng cầu chúc cho nàng những điều hạnh phúc!

Nguyễn Giang

Chuyện Kể Đêm Hội Ngộ

Bốn mươi năm hơn gần nửa thế kỷ
Hội ngộ về đây đại hội không gian
Những cánh chim Việt toàn khắp liên bang
Gọi đàn ríu rít cùng nhau hợp bạn

Nhóm bạn này cùng nói về bom đạn
Cánh sắt tung trời bảo quốc trấn không
Những lần oanh kích tránh né phòng không
Bao lần thoát hiểm đường tơ kẽ tóc

Nhóm kia nhắc cuộc đổ quân thần tốc
Địch quân kinh hoàng không kịp trở tay
Đại liên phi tiễn tác xạ không sai
Trận địa chiếm lĩnh quân ta toàn thắng

Người nhớ đến những trưa buồn xa vắng
Vận tải hàng đưa hành khách ngược xuôi
Đêm hỏa châu ngồi ngắm đỉnh đầu ruồi
Đại liên yểm trợ tiền đồn biên giới

Người kể lần phát hiện đoàn cơ giới
Chỉ điểm kịp thời tác xạ diệt ngay
Quan sát trận địa đêm cũng như ngày
Bẻ gãy ý giặc toan gây máu lửa

Người kể một trưa hè đang lỡ bữa
Xe nâng bom trở chứng phải dùng tay
Lắp đầy bom phi cơ cất cánh ngay
Cho kịp lúc quân ta ngoài chiến trận

Bao nhiêu chuyện kể miên man bất tận
Chuyện phi hành, kỹ thuật, chuyện mây trời
Tình người không quân gắn bó tuyệt vời
Cao quí sắt son thay tình đồng đội.

Kiến-Hòa



Sunday, September 25, 2016

Phi Đoàn 229 Lạc Long

Phi Đoàn 229
Lạc Long

Không Đoàn 72
Chiến Thuật

Sư Đoàn 6
Không Quân

Phi Ðoàn 229, Lạc Long được chính thức thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1970, tại Pleiku trong chương trình phát triển và tối tân hóa Không Lực VNCH. Thật sự trước ngày thành lập, Bộ Tư Lệnh Không Quân đã bổ nhiệm một số hoa tiêu trực thăng vừa mới tốt nghiệp tại Hoa Kỳ ra thẳng Pleiku để tiếp tục huấn luyện hành quân do tiểu đoàn 52 không kỵ Hoa Kỳ tại phi trường Holloway đảm nhiệm. Số anh em đầu tiên nầy bay bổng cùng với hoa tiêu Mỹ tại căn cứ Holloway. Trung tá Nguyễn Văn Trang và Thiếu tá Lê Văn Bút là sĩ quan liên lạc KQ, phụ trách và theo dõi chương trình huấn luyện của Tiểu Đoàn 52 Không Kỵ Hoa Kỳ. Hoa tiêu trực thăng đợt 2 huấn luyện hành quân do Đại đội 192nd AHC(Assault Helicopter Co.) tại phi trường Phan Rang (VNAF Program Atch.)

Sau thời gian độ ba tháng, các anh em hoa tiêu đầu tiên trên đã hoàn tất chương trình huấn luyện và trở về phi trường Cù Hanh để chính thức thành lập Phi Ðoàn 229 trực thăng. Các anh em Cơ phi, Xạ thủ, Path Finder, Văn thư... cũng lần lượt bổ xung đến Phi Ðoàn 229 và Bộ Chỉ Huy khung đầu tiên được bổ nhiệm gồm có:

  • Phi Ðoàn Trưởng: Thiếu tá LÊ VĂN BÚT
  • Phi Ðoàn Phó: Ðại Úy ÐOÀN VĂN QUANG
  • Sĩ Quan Hành Quân: Ðại Úy HUỲNH VĂN BÔNG
  • Sĩ Quan An Phi: Ðại Úy VŨ NGỌC HUYÊN
  • Sĩ Quan Huấn Luyện: Ðại Úy PHẠM CÔNG CẨN
  • Sĩ Quan Phụ Tá An Phi và Bay Test: Th/Úy NG. VĂN CHƠI

Một chương trình huấn luyện xác định đẳng cấp và hành quân của Phi Ðoàn lại tiếp tục rầm rộ cho từng cá nhân và Phi Hành Ðoàn. Ngày đêm các máy bay UH-1 (Huey) thi nhau lên xuống tại phi trường Cù Hanh, Holloway và các vùng đồi núi phụ cận. Hợp đoàn đổ quân từ 4 chiếc đến hơn 10 chiếc được rèn luyện nhuần nhuyễn. Các cánh chim non giờ đây là các “Ðại Bàng” oai hùng xuất quân ra mặt trận. Mặc dù giai đoạn huấn luyện hành quân chưa chấm dứt, do tình hình chiến trường đầu năm 1971 rất là sôi động. Các “Pelican” (Sau đó chính thức lấy danh hiệu là Lạc Long) đã có mặt trên bầu trời Tây Nguyên, bắt đầu các phi vụ liên lạc hành quân, tải thương, tiếp tế,vv…

Phi Ðoàn 229 vô cùng đau đớn để cái tang chung đầu tiên trong thời gian đó: anh Nguyễn văn Sơn bị bắn rớt, tử thương trong một phi vụ tản thương ở phía Tây phi trường Pleiku. Biến đau thương thành hành động, toàn thể anh em Lạc Long xung trận bằng tất cả khí thế quyết tâm rửa hận cho anh Sơn. Phi đoàn đã yểm trợ ngày đêm cho các cuộc hành quân vượt biên qua Lào và Kampuchia, cho mặt trận Dakto, Benhet, Ðức Cơ…

Huấn luyện và trưởng thành trong chiến trận vô cùng ác liệt,chỉ chưa đầy 6 tháng sau ngày xuất quân, Phi Ðoàn 229 Lạc Long đã được tuyên dương trước Quân Ðội do thành tích chiến đấu, yểm trợ quân bạn đánh bại bộ đội chính quy Bắc Việt tại Căn Cứ 6 Hỏa Lực Dakto. Nhành dương liễu đầu tiên được trao gắn trên hiệu kỳ Phi Ðoàn 229.

Qua một mùa hè đỏ lửa 1972 từ Tây Nguyên xuống duyên hải, từ Dakto, Kontum, Ðức Cơ, Ban Mê Thuột, Ðức Lập xuống Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, An Lão vv… đâu đâu cũng có cánh chim Lạc Long 229. Phi Ðoàn 229 đã trở thành một đơn vị ưu tú tại Quân Ðoàn 2 và Quân Khu 2, đã đóng góp công lớn trên khắp các mặt trận giữ vững KonTum, tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quan trong tay kẻ thù CSBV. Bằng những chiến tích đó, Phi đoàn 229 cũng đã phải trả một giá tương xứng bằng xương máu của hơn 30 anh em Lạc Long đã hy sinh tại mặt trận trong các phi vụ hành quân. Chúng ta ngậm ngùi thương tiếc các chiến hữu đã bỏ mình cho một cuộc chiến mà chúng ta chỉ biết hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc mến yêu! Bằng những bữa cơm gạo xấy chiên đạm bạc trên chiến trường, chúng ta đã kề vai, sát cánh chiến đấu không sờn lòng nhằm lý tưởng đánh bại bọn CS xâm lược để bảo vệ miền Nam tự do.

Do nhu cầu công vụ, ngày 1-12-1972, Trung tá Ðoàn Văn Quang được bổ nhiệm chức vụ Phi Ðoàn Trưởng thay thế cho Trung tá Lê Văn Bút được vinh thăng trong chức vụ Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 72 Chiến Thuật. Và sau đó ngày 1-12-1974, Thiếu tá Phạm Công Cẩn đã thay thế Tr. tá Ðoàn Văn Quang (về tu nghiệp tại Bộ Tư Lệnh KQ), trong chức vụ Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn 229 cho tới ngày cuối cùng đã dẫn dắt toàn thể Lạc Long rời bỏ phi trường Pleiku trở về Nha Trang, Phan Rang, tham gia trận chiến cuối cùng ở mặt trận Phan Rang và rời bỏ căn cứ Bửu Sơn trong tầm đạn tấn công của CSBV để đưa toàn thể Phi Ðoàn 229 về phi trường 31 Cần Thơ. Ðể rồi theo vận nước đàn chim 229 đã phải tan bầy trong ngày 30-4-1975 đen tối.

Tổng kết những thành tích, tuy mới thành lập từ cuối năm 70 nhưng Phi Ðoàn 229 Lạc Long đã sớm trở thành một đơn vị xuất sắc của KLVNCH. Một Phi Ðoàn ưu tú có mặt hầu hết trên khắp các mặt trận Quân Khu II. Phi đoàn 229 đã được tuyên dương trước Quân Ðội 3 lần và đã được trao dây biểu chương trước Quân Ðội.

Ngày 30-4-1975 miền Nam mất. “Ðất nước còn, còn tất cả. Ðất nước mất…” người ra đi kẻ ở lại… Cuối cùng Phi Ðoàn 229 đã “được thành lập” ở Hoa Kỳ trong tình tương thân tương trợ để giúp đỡ đùm bọc các chiến hữu còn bị VC giam cầm trong các trại tù khắp miền đất nước. Trong thời chiến chúng ta cùng chiến đấu, sống chết trong lửa đạn. Ngày nay chúng ta cũng không bỏ anh em, không bỏ bạn bè.

Chúng ta luôn luôn tưởng nhớ đến các cánh chim Lạc Long 229 đã nằm xuống cho lý tưởng Quốc Gia và chia xẻ niềm đau thương vô hạn với bao mất mát, xót xa của cha mẹ vợ con các anh em ấy.

Gia Ðình Lạc Long 229 hãnh diện cho chiến tích của mình trong thời chiến và nghĩa cử cao quý của mình nơi hải ngoại.

KQ Lê Văn Bút. LL 01

(Found by Huey1756)

PHI ĐOÀN 229 LẠC LONG

Lạc lõng bầu trời mây trắng bay
Long đong gối mộng suốt đêm dài
Phi bào xếp lại làm kỷ-niệm
Đoàn quân cánh sắt một không hai
Hai mươi năm hơn đời lữ-thứ
Hai sương một nắng phỉ đời trai
Chín từng chim hạc đà mỏi cánh
Biên-trấn chiều nay mây có bay ?

Kiến-Hòa



Saturday, September 24, 2016

Chuyện Thời Chiến

Gấu Đen Huy Sơn

Vào đầu tháng Ba năm 1975 tình hình chiến sự càng lúc càng trở nên sôi động, anh em chúng tôi phải cắm trại 100/100 để sẵn sàng yểm trợ cho của quân bạn, tổng thống Thiệu cũng đã ra lệnh chúng tôi phải có mặt trên không trong vòng 5 phút từ lúc nhận được chỉ thị của Hành Quân Chiến Cuộc để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp nơi chiến trường.

Cùng lúc Việt Cộng tăng cường sự xâm nhập quân đội từ Bắc vào Nam, từng đoàn xe Motolova chở đầy lính và vũ khí tấp nập di chuyển về đêm theo ngã đường mòn Hồ Chí Minh, trong khi Quốc Hội Mỹ quyết định ngừng chỉ mọi chương trình viện trợ đạn dược và săng dầu cho Việt Nam.

Anh em chúng tôi rất đau lòng khi trên cánh máy bay chỉ có vỏn vẹn vài trái bom thì làm sao ngăn chặn nổi những đoàn xe Motolova dài cả cây số. Bộ tư lệnh Không Quân đã có sáng kiến rất hay và hữu hiệu là chỉ thị mỗi hợp đoàn A-37, từ 4 chiếc trở lên bay ở độ cao khoảng 18 ngàn bộ để được lợi điểm tránh phòng không và gây yếu tố bất ngờ cho địch. Hợp đoàn được hướng dẫn bởi đài BOB ở dưới đất. Đài chỉ thị cho chúng tôi khi nào thì bấm nút thả bom một lượt, bom rơi xuống rất chính xác trong vòng chu vi khoảng 500 thước, cứ mỗi lần có phi xuất như thế Việt Cộng lại la hoảng là Mỹ đem B-52 ném bom. Rất tiếc những phi vụ này bị giới hạn vì số bom dự trữ trong kho không còn nhiều... Kết quả là Việt Cộng đã di chuyển được đủ quân số thực hiện ý đồ xâm lăng ồ ạt tiến chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuật.

Nhắc đến bom đạn, A-37 có khẩu M134 mini gun nằm bên phía hông phải của mũi, trên chiến trường chống quân xâm lăng Việt Cộng máy bay này đã được sử dụng hữu hiệu với những bom nổ nặng 250 và 500 cân Anh, bom Napalm (xăng đặc), bom CBU-25, CBU-54, CBU-55, rocket thường và chống xe tăng. A-37 có đôi cánh rộng và thân hình dẹp nên tạo được nhiều sức nâng mỗi khi kéo lên sau lúc thả bom, nó giống như một cánh én vút lên bầu trời, phòng không địch rất khó bắn trúng. Đặc biệt tại chiến trường Ban Mê Thuật lần đầu tiên Cộng Quân đã thay đổi cách phối trí đặt súng phòng không, thông thường chúng đặt phòng không nặng tại những điểm quan trọng như mật khu, cạnh những chiếc cầu cần thiết cho sự đi chuyển quân và đạn dược, chỗ đóng nhiều quân và tại những mặt trận lớn, nhưng ở nơi đây chúng đã không đặt như thế, chúng dời điạ điểm đặt súng ra ngoại ô cách thành phố khoảng vài dặm, mục đích cho chúng tôi không chú ý tới họ trong khi đang chăm chú oanh kích những mục tiêu trong thành phố.

Một buổi trưa phi tuần của chúng tôi đang bay đội hình chờ đợi các phi tuần bạn theo thứ tự lần lượt thả bom phá hủy các kho đạn dược và nhiên liệu ngay trong khuôn viên tỉnh Ban Mê Thuật, bất chợt tôi thấy được hai ổ súng phòng không rất lớn gồm có súng 23 ly, 37 ly và 57 ly... Một ổ được chúng đặt về hướng Tây, ổ kia về hướng Bắc của thành phố, mỗi khi có đạn phòng không từ dưới đất bắn lên máy bay chúng tôi, đạn rất dễ thấy khi bầu trời chạng vạng tối hay về đêm, còn vào buổi trưa, trời nắng thì rất khó thấy vì ánh sáng của những viên đạn lửa bị chìm vào ánh sáng chói chang của mặt trời, đôi khi tuy là ban ngày nhưng nếu bầu trời mát và có độ ẩm nhiều thì những viên đạn này khi nổ sẽ tạo thành những đám mây mỏng trên không.

Phút chốc đến lượt phi tuần của chúng tôi, tọa độ chúng tôi phải đánh là phá hủy kho đạn của quân đoàn ở phía Nam thành phố, tôi liền báo cáo với viên phi công Quan Sát xin dời địa điểm qua đánh ổ phòng không ở hướng Tây, thoạt đầu anh từ chối lý do là anh không biết rõ tình hình quân bạn nơi tôi xin đánh, tôi trình bầy theo như tin tức cho biết mình chỉ có cánh quân tái chiếm tỉnh lỵ tiến từ hướng Đông lên còn phía Tây và phiá Bắc thì chắc chắn sẽ không có quân bạn, các phi tuần bạn có mặt lúc đó cũng lên tiếng phụ họa cho tôi, sau đó anh đồng ý tôi liền diễn tả phương cách thả bom cho phi công số hai rồi chúng tôi bắt đầu vào vòng đánh, kết quả đã may mắn chỉ 1 trong 8 trái bom 500 cân Anh trúng ngay mục tiêu, một cột khói đen bốc lên tiếp theo những đốm sáng lấp loé toả lan chung quạnh, ổ phòng không ở phiá Bắc hoảng quá ngừng bắn luôn, chúng tôi kết hợp lại hợp đoàn lấy hướng trở về phi trường Phù Cát.

Đối với quân đội xâm lăng Cộng Sản, các đơn vị phòng không giống như những lá bùa hộ mạng của họ, nếu chúng mất đi những đơn vị này thì quân ta sẽ chiếm được ưu thế trên chiến trường, có thể tạo nên chiến thắng vẻ vang. Đối với Không Quân Việt Nam Cộng Hòa xăng dầu và bom đạn là sự sống còn của chúng tôi nếu bị cắt đi thì những cánh én khu trục sẽ không thể đem lại đựơc mùa xuân trên mảnh đất yêu quý miền Nam nói riêng và cho Quê Hương Việt Nam thân yêu nói chung.

Huy Sơn



Tổ Ấm Bay Về

Ý Thơ: Võ Ý

Nhạc: Tô Quốc Thắng

Hát: Kim Ngân

Hòa âm & Phối khí: Nguyễn Lâm Đằng




Friday, September 23, 2016

Trang Thơ Phi Đoàn 530

Phi Đoàn 530

Trên đỉnh non cao một phi đoàn
Tung hoành bay bổng khắp giang san
Sông núi đẹp xinh mừng hớn hở
Nhìn ngắm đàn chim lướt mây ngàn

Thung lũng Pleiku, một đàn chim
Sát cánh bên nhau mắt lục tìm
Đêm đêm bom thả vào tim địch
Bình minh nhào lộn xóa im lìm

Nghiêng cánh nhìn rừng cây lá tươi
Suối chảy miên man gái Thượng cười
Lả lướt một vòng quanh người đẹp
Thả tặng hoa mây đáp nụ cười

Ngang dọc Tây Nguyên lúc đôi mươi
Phi Công Khu Trục 530
Thái Dương rầm rộ xung lòng địch
Đánh nát bạo tàn suốt 70s

Thung lũng mây chiều, một đàn chim
Pleiku nhỏ lệ trong im lìm
Tiễn đưa bao cánh chim lìa xứ
Thương mãi đàn chim tận đáy tim!

Phi Đoàn Khu Trục Thái Dương

Phi bào ta khoác chung màu áo
Đoàn kết cùng nhau lái con tàu
Khu chiến ngày đêm đời phi sĩ
Trục đạo tung hoành dưới trăng sao
Thái sơn cao ngất chim trời vút
Dương quang chiếu rọi chí anh hào
5 năm trấn thủ miền quan tái
3 cõi (tam biên) quân thù lẩn tránh mau
0 (Không) trấn lừng danh khung trời cũ
Việt-Nam chiến sử điểm danh vào!

Thái Dương Nguyễn Quang Hải

Ta giận đời muốn khóc!

Tặng các bạn TD530 và BD118

Có nhiều hôm ta giận đời muốn khóc
Quê hương nghèo hoài chinh chiến long đong
Một nghìn năm Tàu đô hộ vừa xong
Đã đến băm sáu ngàn ngày Tây thuộc

Ta lớn lên bằng hờn căm dân tộc
Bằng nội thù, bằng Nam Bắc ngăn đôi
Kẻ ra đi – người ở lại bồi hồi
Sông Bến Hải, mặn thêm nhiều nước mắt

Ta mười chín làm chiến binh ngăn giặc
Mặc phi bào vùng vẫy giữa trời xanh
Đôi từng đôi, ta xoải cánh tung hoành
Cùng mây trắng đi xây tình viễn xứ

Nhưng Pleiku mùa mưa đen vần vũ
Giặc cộng về gây tang tóc oan khiên
Ta bay lên, đi gìn giữ một miền
Xăn tay áo nghiêng nghiêng đôi cánh sắt

Từng trái bom rơi trên đầu quân giặc
Xác thù tan trong biển lửa cuồng hung
Ta nghênh ngang làm chiến sử kiêu hùng
Và ngạo nghễ lao vào trời giông bão

Tráng sĩ ra đi – bánh rời phi đạo
Giặc chưa tan, chưa dám hẹn lần về
Hoa thanh bình chưa nở thắm sơn khê
Thì mây gió mưa mù coi cũng nhẹ

Bạn ta ơi! Những chàng trai thế hệ
Dương Hùynh Kỳ, Lê Văn Độ, Ngọc Hùng
Các anh về chiều mây xám không trung
Benhet, Dakto cao nguyên hùng vỹ

Gió biên cương ru hồn người chiến sĩ
Các anh về làm bạn với trăng sao
Phút giây nào theo lối nắng trên cao
Bạn có nhớ phụ cho người ở lại?

Sống vất vưởng nốt quãng đời hiện tại
Chưa nguôi hờn vong quốc tháng tư đen
Phố phường xưa giờ bóng tối không đèn
Lũ cộng nô nhuộm màu tang đất nước

Ta bây giờ đường lênh đênh xuôi ngược
Nợ tang bồng gãy cánh biết làm sao?
Quê hương ơi! Xin trả lại chinh bào
Đau thương qúa! Ta gục đầu muốn khóc

Thái Dương Nguyễn Tiến Thụy

Hội Ngộ Chung Vui

Hội ngộ chung vui hỡi bạn hiền
Thái Dương không gặp đã bao niên
Tình xưa còn giữ, tâm còn tưởng?
Nếu có thì mau... hội ngộ liền

SƠN (2) thanh thủy tú nối liền
XUÂN qua hè lại vẫn triền miên trôi
TRUNG tâm chọn chỗ cho rồi
ĐỆ, HUYNH gặp gỡ đứng ngồi chung vui
MƯỜI thương nhắc lại cho dzui
CƠ may còn đó mày tui ồn ào
THUẬN hòa tay bắt đổi trao
LUẬN bàn sôi nổi mày tao cùng cười
THÀNH tâm trao đổi nụ cười
CHÂU du thiên hạ gặp người vui ta
LỢI kia tiếp thụ vui hòa
HẢI, HÀ phản chiếu thật thà tình thân
HIỆP tan như thể phù vân
HIẾU trung nặng nợ cao tầng đa mang
ĐỘ trong tâm khảm bàng hoàng
LỘC kia ban rải phải SAN sẻ đều
HAI tay ngoắc gọi THỤY, LIÊU
LONG tranh hổ đấu ít nhiều vẫn vui
PHÚC (2) sinh tận hưởng đủ mùi
LẠC đang ở ÚC, DŨNG vui bay về
ẨN trong tình Mẹ hương Quê
Thái-Dương hội ngộ tràn trề niềm vui...

(Một số tên của các Hoa Tiêu Khu Trục thuộc Pđ. TD 530)

Thiên Đường Lạc Mất

Ngày xưa đất đỏ chân đi
Đường bay rộng mở, còn ghi dấu người
Gian nguy xung trận mỉm cười
Tay ôm cần lái, chẳng lười, thèm bay
Tam Biên đánh giặc đêm ngày
Thái Dương tỏa sáng, hăng say diệt thù
Dẫu cho giông gió mây mù
Từng đôi cánh thép tìm thù thả bom…
Em bước nhẹ, hoa rừng hôn gót
Ngước nhìn anh chót vót chân mây
Gửi anh từng lọn tóc mây
Tình em, cánh gió làm ngây ngất chàng
42 năm vẫn bàng hoàng
Em còn hong gió hay sang ngang nơi nào?
Thái Dương trăn trở chiêm bao
Bao năm chinh chiến, vì sao tan hàng?
Lính già xa xứ, mộng tan
Quê hương còn mất, ngỡ ngàng nhìn nhau!
Tóc xanh nay đã bạc đầu
Người ôm nỗi nhớ, kẻ sầu tha hương
Dẫu cho đời có vô thường
Tâm ta vẫn nhớ, vẫn thường xôn xao…

Thái Dương Nguyễn Quang Hải



Xin An Nghỉ

Khóc Phượng Hoàng

Rời hợp đoàn một phi cơ lao vút
Hai chiếc còn tiếp tục lưng trời cao
Lò thiêu xác xe lăn bánh đưa vào
Lửa rực đỏ hình hài thành tro bụi

Nhớ ngày Phượng Hoàng đến nơi phố núi
Trấn thủ miền cao đất đỏ sương mù
Đem chí cả thề quyết chắn bước thù
Thương đồng đội nghiêm minh trong kỷ luật

Dakto đạn bom vang rền hoả ngục
Vùng Tam Biên cây lá nhưộm máu tươi
Kontum đổ nát thiếu vắng bóng người
Tam Quan An Lão phơi thây xác cộng

Phi trường Cù Hanh ngọn đồi gió lộng
Dáng kiêu hùng sư đoàn 6 Không Quân
Đòn sấm sét gây khiếp đảm địch quân
Vẹn toàn đất tổ chân không lùi bước

Rồi cánh chim nổi trôi theo vận nước
Lập tuyến tiền phương bảo vệ Phan Rang
Quyết tâm giữ phần đất của giang san
Đại bàng vướng cánh thân giam lao lý

Thời gian bóng câu trên đường thiên lý
Lực đã hao mòn nợ nước nặng mang
Năm tháng đọa đày thân thể héo tàn
Người ra đi cuối trời xin an nghỉ

Kiến-Hòa



Thursday, September 22, 2016

Địa Điểm Hội Ngộ

Đã Book Nhà Hàng!

Ban Tổ Chức đã book nhà hàng Golden Sea & Banquet cho buổi Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân. Địa chỉ:

9802 Katella Ave
Anaheim, CA 92804
Tel: 714-643-9890

Nhà hàng gần trung tâm Little Saigon, chỉ chùng 10 phút lái xe, chỗ đậu xe rộng rãi.

Sức chứa tối đa của nhà hàng là 65 bàn (kể cả sàn nhảy). Nhà hàng có cửa kéo để phân chia thành 2 parties, nếu mỗi party tham dự vào khoảng trên 30 bàn. Vì muốn chỗ ngồi rộng rãi cho các KQ về tham dự hội ngộ dễ dàng di chuyển thăm đồng đội anh em nên ban tổ chức “liều mạng” book “full house,” nghĩa là book nguyên cả nhà hàng, với điều kiện là BTC phải chấp nhận 35 (+) bàn!

Thực đơn cũng được chọn sao cho “khoái khẩu” những tâm hồn nhạy bén về nghệ thuật ẩm thực như: Tôm và tôm hùm, cua và cá fillet, thịt bò cải làn với… rượu vang đỏ! (Wow!)

Nhắp chén men say còn vương bóng quê hương/ Tha thiết mong tìm về bạn cũ” (Hoàng Giác).

Trong ước muốn tha thiết đó, kính mong quý niên trưởng, quý chiến hữu & thân hữu tiếp tay với BTC, mời gọi đồng đội cùng gia đình và thân hữu, ghi danh tham dự cuộc Hội Ngộ đã chờ đợi từ 42 năm qua!

Tha thiết!
BTC HỘI NGỘ SĐ6KQ



Wednesday, September 21, 2016

Căn Cứ 60 Chiến Thuật KQ và PĐ 532

Gấu Đen 10

Song song với kế hoạch bành trướng và hiện đại hóa Không Quân, Căn cứ 60 Chiến Thuật KQ được thành lập và đồn trú Phi Trường Phù Cát từ 1972. CC60CTKQ tùng thuộc SĐ II KQ thời gian đầu, sau được chuyển sang SĐ VI KQ Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang SĐT.

Phi trường Phù Cát do Không Quân Hoa Kỳ xây cất với phi đạo 10 ngàn bộ (15/33) khả dụng cho hầu hết các phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ như O2, F100, F105 và F104, Trực Thăng, Vận Tải v.v... Khi Căn Cứ được bàn giao lại cho KQVN, vị Căn Cứ Trưởng đầu tiên và duy nhất là NT Nguyễn Hồng Tuyền. Các Không Đoàn và Phòng sở chính của CC60CTKQ gồm có:

1- KĐ Yểm Cứ do Trung Tá Phương đảm trách (KĐT)

  • Liên Đoàn Bảo Trì Tiếp Liệu : Thiếu Tá Tường.
  • Liên Đoàn Phòng Thủ : Thiếu Tá Hà.
  • Phòng Nhân Viên : Thiếu Tá Hai.
  • Phòng Nhân Viên : Thiếu Tá Tôn, sau được thay thế bởi Đại Úy Giản.
  • An Ninh : Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hy.
  • Quân Y : ( Không nhớ tên).
  • Tài Chánh : Trung Úy Trương tấn Thảo.
  • Chiến Tranh Chính Trị : Hoàng như An.

2- KĐ82CT do Trung Tá Nguyễn Văn Trương đảm trách (KĐT)

  • Không Đoàn Phó : Thiếu Tá Nguyễn Kim
  • Phòng Huấn Luyện : Thiếu Tá Lê ngọc Yên (sau khi rời PĐ532).
  • Phòng An Phi : Thiếu Tá Nguyễn văn Xuân (sau khi rời PĐ532).
  • Phòng Hành Quân Chiến Cuộc : Thiếu Tá Ngọc.
  • Các Phi Đoàn tác chiến : PĐ 243 UH (Th/T Thân), PĐ 241 Chinook (Th/T Hiếu) và PĐ 532 A-37 (Th/T Lê Trai).
  • Các Phi Đoàn C7 tại Phù Cát (PĐ 427, 429 và 431) sau này dời về Đà Nẵng và TSN.

Phi Trường Phù Cát nằm cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 15 dặm về hướng Tây bắc; Cách Quốc Lộ 1 khoảng 1 dặm về hướng Tây; Quốc Lộ 19 và BTL Sư Đoàn 22 BB nằm về phía Nam của phi trường. Phi trường Phù Cát được dựng lên giữa một thung lũng ba mặt là núi. Ngoài thành Phố Quy Nhơn ra, các địa danh quen thuộc chung quanh CC60CTKQ còn có các Quận lỵ như : Phù Cát, Phù Mỹ về hướng Đông; đèo Phù Củ hướng Đông Bắc; Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn phía Bắc; mật khu An Lão phía Tây Bắc; An Khê hướng Tây. Các địa danh kể trên là những vùng tiếp cận với phi trường Phù Cát. Những danh từ nóng bỏng này chắc chắn đã trở nên rất quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào chịu khó theo dõi tin tức Chiến sự hàng ngày trên báo chí cũng như TV/Radio trong thời điểm đó. Mật khu An Lão từng là chiến khu của Việt Minh trong thời chiến tranh chống Pháp. Tin đồn rằng phần lớn đàn ông và thanh niên thuộc các vùng phía bắc Bình Định đã tập kết hoặc vào bưng ... Điều đó không biết có chính xác không Nhưng trên thực tế, mặc dù là một căn cứ KQ, sinh hoạt hàng ngày của anh em chúng tôi từ khi mới tới cho đến lúc ra đi khi nào cũng phải đề cao cảnh giác và luôn luôn có cảm tưởng như đang sống giữa lòng địch ...

Vì nằm giữa đống kiến lửa nên phi trường Phù Cát đã đóng một vị trí Chiến thuật rất quan trọng trong cố gắng ngăn chặn đường tiếp tế giao liên của VC từ vùng duyên hải Bình Định vào mật khu An Lão (Bộ chỉ huy Sư Đoàn 3 Sao Vàng VC) cũng như các cứ điểm của chúng chung quanh thị trấn cao nguyên Pleiku và Kontum. Phi Trường Phù Cát là cái gai hiểm hóc nằm chắn ngang cuống họng tiếp tế của VC nên chúng luôn luôn tìm cách cuối phá, pháo kích và tấn công phi trường ngay từ những ngày đầu; Kể cả một lần chúng đã liều lĩnh đánh đặc công và chiếm đồi 151 nằm sát vòng đai và trong hệ thống phòng thủ phi trường.

Anh em KQ đã từng đáp Phù Cát thì chắc còn nhớ đồi 151 nằm sát phi đạo về hướng Tây. Đồi 151 do một Đại Đội ĐPQ đồn trú. Đồi 151 cũng là cao điểm quan sát các vùng chung quanh phi trường để báo động mỗi khi có pháo kích và chấm tọa độ phản pháo cho quân ban. Nhờ vậy mặc dù Phù Cát bị pháo kích như cơm bữa nhưng thường thường anh em chúng tôi vẫn có đủ thời giờ để sửa soạn tâm linh trước khi nghe đạn nổ. Lý do vì sợ bị phản pháo rất nhanh của Pháo Binh nên VC thường chỉ phóng vài trái 122 rồi bỏ chạy... Vì thế cho nên mặc dù anh em KQ Phù Cát bị ăn pháo rất thường nhưng những trận pháo kích cũng qua đi rất nhanh. Lúc đầu mỗi khi nghe còi báo động thì anh em chúng tôi còn chạy ra hầm trú ẩn, sau quen đi chỉ giật mình rồi ngủ tiếp... chúng tôi bảo nhau đạn không có mắt, rớt trúng ai ráng chịu ...

Như đã trình bày ở phần trên, vì đồi 151 rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ phi trường và các vùng lân cận nên đã một lần VC cả gan đánh Đặc công ban đêm và chiếm được đồi 151. Nhưng chúng chỉ giữ được ngọn đồi trong một thời gian rất ngắn rồi bị chúng ta đẩy lui. Ngày đó có lẽ là ngày bận rộn nhất của các lực lượng phòng thủ và anh em KQ Phù Cát. Vì bằng mọi giá, đồi 151 phải được chiếm lại cùng ngày. Nếu không thì chắc chắn đêm đó căn cứ Phù Cát đã bị thiệt hại rất nặng sau khi VC đã có đủ thời giờ và tầm quan sát chính xác để điều chỉnh tác xạ vào bộ chỉ huy, kho xăng, các Phòng sở, cư xá và quan trọng hơn cả là các ụ phi cơ (A37 thuộc PĐ 532, UH thuộc PĐ 243 và Chinook thuộc PĐ 241) v.v... Đó cũng là ngày mà anh em KQ đồn trú CC Phù Cát được xem cuốn phim chiến tranh sống động nhất trong đời quân ngũ. Được xem bạn mình đánh VC ngay trước mắt... Các phi vụ trực thăng (PĐ 243) tác xạ chính xác và đẹp mắt... A-37 Gấu Đen cất cánh phi đạo 15 lấy đủ cao độ, vòng lại thả bom đồi 151... Đáp phi đạo 33, giúp anh em vũ khí tái trang bị tàu rồi cất cánh đánh tiếp... Đồi 151 đã được chiếm lại cùng ngày.

CC60CTKQ dưới sự lãnh đạo của NT Ng Hồng Tuyền và BCH căn cứ, anh em KQ và các lực lượng bạn đã chiến đấu anh dũng và căn cứ đã đứng vững cho tới tháng Ba 1975 khi bắt buộc phải bỏ căn cứ di tản chiến thuật về phương Nam, lúc đó Buôn Mê thuột đã mất, CCKQ Đà Nẵng và CCKQ Pleiku cũng đã di tản và trách nhiệm yểm trợ cuộc rút quân có một không hai theo Tỉnh Lộ 7 của bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng đã được coi như là chấm dứt...

Phần tiếp theo xin các NT và anh em cho phép tôi được chia sẻ những hoạt động và kỷ niệm trong lúc đồn trú CC60CTKQ có liên hệ trực tiếp tới KĐ 82 CT nói chung và PĐ 532 nói riêng. Cùng xin thưa trước rằng cấu trúc và chi tiết của bài này hòan toàn đóng khung trong phạm vi hiểu biết và trí nhớ của kẻ hậu bối mà thôi và cũng đã hơn 35 năm rồi ... Nếu có sơ sót hoặc thiếu chính xác thì cũng xin các NT và anh em bổ túc thêm rồi cười trừ bỏ qua cho.

PĐ 532 Gấu Đen

Phi Đoàn 532 A-37 thuộc Không Đoàn 82 Chiến Thuật, Căn Cứ 60 Chiến Thuật Không Quân Phù Cát được thành lập năm 1972. Nhân viên của Phi Đoàn đến từ các phi đoàn A-37 516, 520, 524, 526 và 528 cùng với hai vị SQLL từ các trường bay bên Hoa Kỳ mãn nhiệm kỳ hồi hương. Danh Sách đầu tiên của Phi Đoàn gồm có 14 người :

  • Th/T Lê Trai (PĐ528) - PĐT
  • Th/t Lê tuấn Đạt (SQLL) PDP
  • Đ/U Ng thiện Ân (SQLL) TPHQ
  • Đ/U Lê ngọc Yên (524) SQHL
  • Đ/U Ng văn Xuân (526) SQAP
  • Đ/U Ngô văn Trung (524)
  • Đ/U Ng đăng Huấn (516)
  • Tr/U Võ Tống Linh (520)
  • Tr/U Ng Nhật Minh (524)
  • Tr/U Đinh văn Trang (528)
  • Th/U Ng văn Trường (526)
  • Th/U Bùi Huy Sơn (520)
  • Th/U Châu văn Yến (526)
  • Th/U Phạm khắc Khuê (520)

Chỉ trong một thời gian ngắn, PĐ 532 được bổ sung thêm quân số rất hùng hậu, phần nhiều là các phi công vừa mãn khóa từ Hoa Kỳ và các anh em bên quan sát bay xuyên huấn A-37. Cho tới tháng 3/1975, PĐ 532 đã có tới gần 30 Pilot khả dụng hành quân.

Vùng Hoạt Động

Như các NT và anh em đã biết, Sư Đoàn VI KQ có hai phi đoàn khu trục, PĐ 530 A1 (Thái Dương) đồn trú Căn Cứ Pleiku và PĐ 532 A-37 (Gấu Đen) đồn trú Căn Cứ Phù Cát. Cùng với Thái Dương, địa bàn hoạt động chính của Gấu Đen về phía Đông là vùng duyên hải phía Bắc Vùng II CT từ Tuy Hoà, Sông Cầu trở ra tới ranh giới Vùng I CT; về phía Nam từ Phú Bổn trở ra; về phía Tây và Tây Bắc có An Khê, Pleiku, Komtum và các tiền đồn như Plei Me, Lệ Minh, Chu Pao, Đức Cơ, Tân Cảnh, Võ Định, Dakto, Diên Bình, Gia Vực, đường mòn HCM v.v... Về phía Bắc và Đông Bắc có các địa danh nóng bỏng như Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Ân, Hoài Nhơn, đèo Phù Củ v.v. Nhiều khi anh em chúng tôi cũng được chỉ định bay những phi vụ xa hơn về phía Nam để yểm trợ các chiến trường như Gia Nghĩa (Quảng Đức), ngã ba giên giới, Muôn Mê Thuột, Hà Lan v.v... Phi Công PĐ 532 đã từng tham chiến tất cả các mặt trận tại các vùng kể trên, ngay cả chiếc cầu Diên Bình trên Quốc Lộ 14 phía Bắc Kon tum, mặc dù không có những cuộc không tập lớn như cuộc không tập của KĐ92CT Phan Rang với 40 A-37 gồm 3 phi đoàn, anh em Thái Dương và Gấu Đen cũng đã đánh chiếc cầu này nhiều lần bằng cả 3 phương pháp : Normal bomb run, BOBS và truy kích. Tuy nhiên như các NT và anh em phục vụ tại Vùng II đều biết, chiếc cầu này rất quan trọng đối với VC lại không lớn lắm nên dù bị đánh sập hoặc hư hại nặng, Công Binh VC đã sửa chữa ngay và cây cầu lại trở nên khả dụng chỉ một vài ngày sau đó, và quân ta lại đánh nữa ... Cái vòng luẩn quẩn đó cứ lập đi lập lại hoài cho đến ngày SĐ VI KQ di tản chiến thuật ...

Trong khói lửa chiến tranh của Vùng II CT, PĐ 532 đã trưởng thành mau lẹ. Cho tới tháng Ba 1975, PĐ 532 đã có hơn 30 phi công khả dụng hành quân cộng thêm với số anh em A1 từ PĐ 530 bay xuyên huấn A-37. Cuối tháng Ba (1975) chúng tôi được lệnh di tản về Nha Trang. Vừa đáp xuống Nha Trang chỉ kịp đổ xăng thì được lệnh bay đi Phan Rang. Ngày hôm sau lại được lệnh về Tân Sơn Nhất... cuối cùng là Căn Cứ KQ Bình Thủy (Cần Thơ) rồi sát nhập KĐ74CT cho đến ngày thật sự tan hàng (30/04/1975).

Một điều không biết có nên gọi là may mắn ... Trong gần 3 năm hoạt động trên hầu hết các chiến trường Tây Nguyên và Duyên hải Vùng II CT, PĐ 532 chỉ mất đi có hai phi công : Th/U Châu văn Yến gẫy cánh tại Chu Pao và Th/U Phạm Vàng tại An Khê. Âu đó cũng là sự hy sinh quá nhiều của anh chị em KQ nói riêng và tất cả các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu cho lý tưởng tự do nói chung. Họ và gia đình đã hy sinh quá nhiều cho một cuộc chiến đầy Chính Nghĩa nhưng chúng ta đã thua chỉ vì giới lãnh đạo quá kém cỏi, tham ô và đã để chúng ta hoàn toàn bị lệ thuộc vào bàn tay nhem nhuốc của các đế quốc tư bản cũng như Cộng sản; làm lợi cho những ý đồ riêng tư của họ... Điều đau lòng đó chắc chắn sẽ còn vương vấn mãi trong lòng anh chị em cựu Quân nhân chúng ta nói riêng và tất cả con dân Việt Nam nói chung; những con người mãi mãi yêu chuộng lý tưởng Độc Lập, Tự Do, Hoà Bình và Nhân Đạo.

Gấu Đen 10



Mây Trời, Biển và Chàng

Đoản văn
Xanh Thỵ Nhạn Trắng

Buổi chiều chàng đến với tôi, nụ cười là dáng điệu đầu tiên thay lời chào hỏi. Sự trìu mến trong tia nhìn của chàng làm tôi hụt hẫng. Tôi đứng yên nhìn chàng sửng sốt, để rồi cuối cùng lắp bắp nói được mấy tiếng “Anh mới về?” Chàng cười và yên lặng gật đầu. Thế giới của chúng tôi là đó. Thật đẹp và tuyệt vời trong cảm thông.

Tôi bỏ lại nội trú buồn hiu, theo chân chàng ra lộ. Con nắng vàng hanh của một ngày đang thoi thóp thở. Chàng hỏi tôi:

- Đi đâu bây giờ hả em?

- Đi đâu cũng được, miễn có anh.

Vâng, tôi chỉ cần có chàng bên cạnh, một đời và mãi mãi... Với tôi, chàng là tất cả cơ mà.

Một chiếc Taxi trờ tới. Chàng vẫy và nắm tay tôi leo lên. Tôi cùng chàng đến biển. Biển rất đông và nhộn. Nhiều cô gái nhìn bộ đồ bay chàng đang bận trên người và mỉm cười. Tôi khẽ nhích xa chàng một chút để được tự do nhìn ngắm chàng. Chàng có dáng đi của một kẻ cô độc và ngạo mạn suốt đời. Mặt nhìn thẳng, nghiêm trang và tư lự. Tự dưng tôi thấy mình bé, thật bé trước mắt chàng. Tôi thèm đến sự bảo bọc chở che của chàng.

”Anh, liệu anh có bảo bọc, chở che suốt đời em không?” Tôi nghĩ thầm và nhìn chàng. Chàng quay nghiêng người sang tôi, hơi cúi xuống, thầm thì:

- Xấu, anh bắt gặp em nhìn trộm anh rồi đó nghe. Có gì lạ không em?

Tôi lắc đầu nguầy nguậy:

- Lúc nào anh cũng thế!

- Cũng thế là sao?

- Là dễ ghét đó mà!

Chàng cười, vuốt nhẹ tóc tôi:

- Thế sao em lại thương anh?

- Ờ, thì tại... tại... rồi nín thinh. Ghét chàng quá đi thôi.

Chàng lại cười, nụ cười nửa trìu mến, nửa trêu chọc. Ôi! tôi muốn ôm chầm lấy chàng mà cắn, mà xé, mà ngấu nghiến cho thỏa mà đành chịu. Chàng đó, thật xa mà thật gần, thật dễ thương, và thật dễ ghét. Với tôi, chàng ví như một chân trời mới lạ, luôn luôn gọi mời sự chú ý và thèm khát khôn nguôi. Tôi gọi nhẩm tên chàng "Lương ơi! Lương ơi!..." rồi cười vu vơ.

Chàng nhìn tôi ngạc nhiên nhưng không hỏi. Hai đứa tôi lang thang trên biển, từ lúc trời còn đổ nắng vàng hanh lên cát, cho đến khi mặt biển đen sầm xuống vì giận dữ. Từng tiếng thét gào của biển vẫn đều đều vang vọng bên tai tôi và chàng.

Tôi yêu biển quá, như yêu chàng. Nhưng không phân định được là tôi yêu cái nào hơn. Nhiều lúc tôi thấy mình ngớ ngẩn đến buồn cười, khi nghĩ rằng “Tại sao mình lại yêu một anh chàng mang mộng mây trời, mà lại không yêu một anh chàng thủy thủ, lênh đênh trên tuyệt diệu của vùng biển gọi mời này. Tại sao vậy hè??? Chả hiểu nữa!...

Bàn tay tôi bất ngờ bị lay mạnh. Tôi nghe chàng nói:

- Em thấy không?

Theo ngón tay chàng chỉ, một con còng lớn và những con còng nhỏ đang nhởn nhơ trên cát. Chàng buông tay tôi ra, như một cơn lốc, chạy như bay đến những con vật bé nhỏ đó, tôi chạy theo chàng muốn hụt cả hơi, nhưng những con vật bé xíu kia lại khôn hơn một bậc, nó lao mình xuống nước và mất tăm dạng. Hai đứa chạy bắt còng trên biển đến hồi mệt nhoài, mà chả được một con nào. Chàng cười tiếc rẻ “Nó khôn quá!” Tôi cũng cười.

Hai mắt nhìn đăm đắm vào cái vùng đen trước mặt. Tiếng sóng vẫn vỗ đều bên tai. Im lặng trong vô cùng giữa hai đứa. Bỗng dưng, trong một phút kỳ quặc nhất của tâm linh, tôi thèm nhắm mắt, chạy lao người xuống vùng nước bao la kia, mặc nó ra sao thì ra.

Tôi nói ý nghĩ đó với chàng. Chàng thật buồn và nắm giữ tay tôi lại - như sợ một mất mát bất ngờ, có thể xảy ra trong bất cứ lúc nào không biết. Cuối cùng, chàng kéo tôi lên ngồi ở những chiếc ghế con, xếp dọc theo bờ biển.

Chàng nói thật nhiều cho tôi nghe. Chàng bảo “Anh còn nhớ, đã có lần anh đọc một câu chuyện, của một nhà văn người Mỹ nào đó, kể về một phi công đi bay, nhưng vì thời tiết quá xấu, không thể nào đáp tàu xuống đất được, anh ta cứ bay vòng trên trời, trong tưởng nhớ quay quắt đến hình bóng người yêu thương, giờ này đang ngóng đợi anh về. Anh ta bay, bay mãi, cho đến giọt xăng cuối cùng, và tan xác theo với tàu."

"Ngày trước, anh cũng đã từng mơ ước, có một cuộc sống sanh nghề, tử nghiệp như vậy. Nhưng từ khi gặp em, có em, anh không còn mơ ước viển vông. Anh thèm một hạnh phúc bình thường - mơ một cuộc sống bình thường như mọi người đang có. Vì sao em có biết không? Cũng bởi vì anh yêu em, anh không muốn chúng ta phải xa rời, mất mát nhau. Thế mà sao em lại lẩn thẩn, nghĩ đến những điều không đâu, vậy là vì sao thế hở em?"

Nghe những lời chàng nói, tự dưng tôi bỗng run lên vì xúc động. Tôi nép người vào ngực chàng. Tôi thấy chàng lớn quá. Trong hai tay khoan dung, che chở của chàng, tôi nói thật nhỏ, vừa đủ cho chàng nghe:

- Em sẽ không bao giờ nghĩ quấy nữa đâu Lương ơi! Bỏ qua cho em nhé, em cần anh, cần anh lắm, anh biết không?

Chàng gật đầu. Tôi nghe hơi thở chàng thật ấm, tỏa xuống, tỏa xuống, xóa tan bao giá lạnh của biển đêm đang kéo về. Tôi muốn nhắm mắt lại, tôi muốn quên biển, với sự gọi mời, để sống trọn vẹn cho chàng, trong những phút giây này mà thôi.


Biển Lăng Cô, Huế

Những chiều nghỉ phép của chàng đã qua, tôi lại trở về với cái cô đơn khủng khiếp. Từng buổi chiều vàng héo hắt ở nội trú, làm tôi muốn ngạt thở. Tôi vẫn nhớ đến biển và chàng. Tôi sẽ không ra biển, nhưng tôi vẫn thấy có hình ảnh chàng một chiều nào đó đã qua, với những lời nói ngọt mềm trong gió biển. Tôi sẽ ngồi thật yên để độc thoại với chàng. Biển đêm chắc đang kêu gào tên tôi dữ dội. Nhưng biển ơi! Đến giờ phút này thì tôi đã rõ. Tôi cần chàng hơn biển. Biển đừng giận tôi nghe chưa. Lương anh ơi!

Em cần anh, cần thật nhiều đó, biết không anh? Trong lặng yên, tôi thấy nụ cười và ánh mắt của chàng. Tôi gọi trong hụt hẫng “Lương ơi! Lương ơi!..”

Xanh Thỵ Nhạn Trắng



Monday, September 19, 2016

Pleiku Thơ và Thi Nhân

Nguyễn Mạnh Trinh


Trích lời giới thiệu Nguyễn Mạnh Trinh của "Phố Núi Pleiku:"

Nguyễn Mạnh Trinh sinh năm 1949 tại Hà Nội. Ông nhập ngũ khoá 7/68 KQ, ra trường phục vụ tại Không Đoàn 60 Bảo Trì Tiếp Liệu thuộc Sư Đoàn 6 Không Quân Pleiku, từ khi thành lập đơn vị này vào những năm 1971 cho đến ngày tàn cuộc chiến. Trên thực tế, ông đã tình nguyện lên chốn lửa đạn mịt mù từ năm 1969.

Ông chủ trương tủ sách tác giả tác phẩm Đời và là thành viên trong nhóm chủ trương Hợp Lưu - Hoa Kỳ. Sau 1975, ông tị nạn tại Hoa Kỳ và bắt đầu dấn thân vào những sinh hoạt văn học nghệ thuật tại tiểu bang California. Ngoài viết văn và làm thơ, ông thường viết những nhận định văn học liên quan đến tác phẩm của những tác giả nổi danh như Xuân Vũ, Trần Văn Minh, Dương Hùng Cường, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Vũ Hữu Định, Quang Dũng, Phạm Đình Chương, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, Kim Tuấn, Du Tử Lê...

Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Trinh:

  • Thơ Nguyễn Mạnh Trinh. (Người Việt 1985)
  • Tập truyện Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975. (Biên tập cùng Trịnh Y Thư, Văn Nghệ Hoa Kỳ 1989)
  • Rì Rào Sóng Vỗ, tập truyện ngắn
  • Tạp Ghi Văn Nghệ

Hiện nay, Nguyễn Mạnh Trinh cùng với Nhã Lan chủ trương chương trình "Tản Mạn Văn Học" trên đài phát thanh Little Saigon mỗi sáng thứ bảy, rất được đồng hương Cali theo dõi.

Người Pleiku Năm Cũ


Nguyễn Mạnh Trinh

Năm 1969, tôi lên Pleiku làm biệt đội trưởng kỹ thuật biệt phái dài hạn. Lúc ấy, tự nghĩ đằng nào cũng xa nhà, Nha Trang hay Pleiku cũng vậy. Thôi tình nguyện đi để xa mặt trời, tuổi trẻ không ưa gò bó, có việc thì làm không thì tà tà chơi chẳng ai dòm ngó. Tuy làm việc dưới đất mà cũng có lúc cảm khái:

Ừ, mai cánh vỗ ngang trời.
Ngắm thiên thu một cõi đời tịnh yên.
Máu xương mãi chuyện ưu phiền.
Còn đâu tiếng gọi yêu em một thời.
Ừ mai dõi bóng chim khơi.
Khuất xa mấy núi mấy đồi mênh mông.
Pháo rơi dường cũng nao lòng.
Trong thiên cổ chợt núi sông bồi hồi...

Với tôi bầu trời mông mênh lúc nào cũng có sức hút của tưởng tượng. Mơ ước làm một loài chim tôi thích những phi vụ mà mình lén đi theo. Tôi nhớ, có vài người bạn bay L-19 có hai chỉ số, một hoa tiêu một quan sát viên, nên chỉ bay một mình không phải hai người như thường lệ, nên rủ tôi đi theo cho vui. Trong nhiều phi vụ bay thám sát phi trường để chống pháo kích, ngồi ghế sau nhìn hoàng hôn trên không đẹp lạ lùng. Dưới cánh, mặt nước Biển Hồ lấp loáng nắng, màu sắc phản chiếu lên mấy tầng mây tưởng như cầu vồng mấy lớp. Những cánh đồng cỏ lau bạt ngàn phía dưới xoãi dài tới những mỏm núi lam xanh tận chân trời, ngút mắt theo những cơn gió thổi lộng bạt ngàn hoa lau. Tự nhiên, tâm hồn như rộng hơn và cao hơn, để thấp thoáng những tinh tú như của một trời tưởng tượng nào trong tầm mắt. Phi trường Cù Hanh ở dưới, với những mái nhà san sát, như tổ ấm để trở về, thân quen trong cảm giác vỗ về nồng ấm…

Pleiku, Thơ và Thi Nhân

(Ảnh Internet)

Có lẽ không có một thành phố nào như Pleiku được nhắc nhở nhiều đến như vậy trong văn học Việt nam. Những thi văn sĩ, đã sống và thở ở không gian đó, đã trải qua những ngày tháng tao loạn chiến tranh, nên tác phẩm của họ đã biểu hiện sinh động được tâm cảm của những người lính thú hay những nàng chinh phụ của một thời đại chiến tranh.

Với tôi, phố núi Pleiku gợi lại cho tôi rất nhiều vần thơ. Có thể là của riêng tôi mà cũng là của rất nhiều thi sĩ đã gần gũi với thành phố ấy. Thêm vào nữa, Pleiku còn là cả một kho tàng kỷ niệm của riêng tôi..

Ngay ngày đầu tiên đến Pleiku, tôi đã cảm thấy như mình là một dòng sông đang đến một khúc quành.

Năm tôi lên nơi chốn ấy, tôi vừa đến cái tuổi đôi mươi. Hai mươi tuổi, tâm hồn lúc ấy trắng bong, tràn đầy mơ với mộng. Chưa có kinh nghiệm trường đời nên thường phản ứng trước những điều mà mình thấy không vừa lòng. Tuổi trẻ lại hay thích thoải mái không ưa sự gò bó nên dù ở Nha Trang phong cảnh sơn thủy cũng hữu tình lắm nên khoái chuyện giang hồ lang thang. Ở đâu cũng xa nhà nên tôi tình nguyện đi biệt đội Pleiku mút mùa lệ thủy và khi lập không đoàn thì cũng là một trong những sĩ quan thuộc hàng khai sơn phá thạch của đơn vị kỹ thuật ở đây...

Thời gian ở thành phố biên trấn này chỉ hơn hai năm mà sao tràn đầy kỷ niệm. Có những lúc, cơm xấy đồ hộp ngày này qua tháng khác mà vẫn vui. Lãnh lương xong, chỉ một vài ngày là sạch nhẵn, thế mà tối nào cũng lang thang ở phố đến nửa đêm mới mò về phi trường. Ở đây, biết bao nhiêu đứa bạn, buổi sáng còn đùa giỡn chọc ghẹo nhau mà vài tiếng đống hồ sau thân xác đã thành sương khói cho những phi vụ không về. Ở đây có sáng mù sương, thấy đời mỏi mệt như chiếc xe dodge của biệt đội ì ạch leo lên đầu dốc. Dù rằng lúc ấy tôi chỉ vừa hai mươi tuổi...

(Ảnh Internet)

Cảm giác đầu tiên của tôi khi đến Pleiku thật là lạ lùng.

Ngày đầu tiên khi tôi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Phi cơ trực thăng khi bay qua Khánh Dương bị bắn và tôi hiểu chiến tranh đã đón chào tên lính trẻ làm thân lính thú đồn xa như thế. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời. Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc. của Kim Tuấn, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn,... Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm,... của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực. Nặng tê... Tự nhiên tôi thấy mình thật gần gũi thân thiết với những vần thơ biết là bao nhiêu. Có lúc, tôi nghĩ thi ca là một phần đời sống mình.

Thi sĩ làm thơ cho Pleiku thì rất đông đảo. Và thơ hay cũng nhiều lắm, mỗi bài có ý vị riêng, có phong thái riêng. Tôi bắt đầu với nhà thơ Vũ Hữu Đinh...

Nếu nói bài thơ “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” của thi sĩ họ Vũ đã làm cho Pleiku trở thành một nơi chốn cực kỳ lãng mạn và thơ mộng của thi ca Việt Nam thì cũng chắng phải là ngoa ngôn, những câu thơ dễ thương của một vài con phố nhỏ heo hút của vùng cao nguyên, với hình tượng của “Em”, của thời tiết lạnh lạnh để má em thắm để môi em hồng. Có ai hỏi là những nhân dáng này có thật không trong đời sống của người làm thơ không thì nhà thơ họ Vũ đã trả lời rằng đó chỉ là hình tượng tổng hợp từ nhiều hình ảnh trong thực tế để tổng hợp thành một hình tượng tuyệt diệu của tưởng tượng, của hư cấu. Và trong cái không gian của một phố núi nhỏ nhoi, con người thi sĩ và cảnh vật cũng như thiên nhiên ở đây hình như thở chung một nhịp đập của trái tim tràn cảm xúc. Con phố hoang sơ lạnh lùng nhưng dường như có một tâm hồn mà người thơ cảm thông được, hiểu được từ nỗi cô đơn mà trời riêng dành cho người là thơ.

Bài thơ ấy gồm chỉ mười hai câu thơ thôi mà chuyên chở rất nhiều tình, ý. Thơ có thiên nhiên hòa hợp với con người. Thơ làm đời sống có nhiều chất thơ hơn để quên đi những ám ảnh của chiến tranh:

“Phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật gần
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nao lòng bỗng bâng khuâng
em Pkeiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc trên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.”

Hình như về sau này, khi Cộng sản chiếm miền Nam, thì trong các tuyển tập thơ có trích đăng bài này. Bài thơ này hình như vượt qua được giới tuyến của chiến tranh để trở thành một tài sãn văn hóa của dân tộc...

Bài thơ này được trích đăng hoặc in trong nhiều tuyển tập thơ xuất bản ở trong nước, nhưng không phải là nguyên văn bài thơ. Thí dụ như hai câu thơ cuối thì nguyên bản là “mai xa lắc trên đồn biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“ Thì sửa lại là “mai xa lắc trên đồi biên giới / Còn một chút gì để nhớ để quên“. Chỉ sửa có một chữ mà ý tưởng đã khác nhau nhiều!

(Còn Một Chút Gì Để Nhớ - thơ Vũ Hữu Định - nhạc Phạm Duy - Sĩ Phú hát)

Tôi không rõ Vũ Hữu Định viết bài thơ này trong thời gian nào nhưng theo nhà thơ Luân Hoán một người bạn thân cùng quê với anh đã tả chân dung nhà thơ ấy như sau:

”với chiều cao khoảng một thước sáu nhưng có bề ngang, cộng với dáng đi chữ bát, cộng thêm lối an vận lè phè nhà thơ Vũ Hữu Định trông gần như hơi thấp. Anh không có khuôn mặt đẹp trai nhưng nhìn rất bắt mắt. Nụ cười xuề xòa luôn luôn đi trước giọng nói dí dỏm bộc trực đã thắp sáng khuôn mặt ngả màu nâu sậm của anh thơ miền Trung ra đời vào thập niên 40 này. Năm 1970 năm tôi không may mắn phải giã từ rừng núi và phố chợ Quảng Ngãi để trở về Đà Nẵng tôi đã gặp và quen thân với Vũ Hữu Định. Lúc đó hình như anh đang mặc áo cán bộ xây dựng nông thôn. Địa bàn công tác của anh lòng vòng ven rìa thành phố Đà Nẵng như Thanh Khê, Hà Khê, An Hải, Sơn Trà,..." Anh chợt đi, chợt về. Đặc biệt anh lúc nào cũng có vẻ thong dong giàu có thời giờ phất phơ phố xá. Anh làm thơ nhiều trong giai đoạn này. Thơ của anh hầu hết được đăng trên các tạp chí văn chương tại thủ đô Sài Gòn. Vũ Hữu Định có đời sống vật chất không mấy khả quan, quen biết nhau khá lâu nhưng anh từ chối không thuận cho tôi đến nhà chơi. Cũng không hề đề cập đến gia đình của anh. Biết anh có vô có con nhưng mãi về sau này tôi mới tình cờ được gặp trong một hoàn cảnh thật buồn!

Ông mất năm 1981 ở Đà Nẵng và có nhiều dư luận về cái chết của ông. Như ông đến nhà một người bạn văn chơi ở An Hải và vì nhậu qúa say trong lúc tìm chỗ đi tiểu thì bị té từ căn gác lửng xuống và chết. Một dư luận khác thì nói rằng trong cuộc nhậu ấy, ông bị một vài người cố tình từ trên gác xô xuống và bị ngã chết. Những người bạn ông thì nửa tin nửa ngờ và cũng hiểu rằng ỏ thời thế ấy thì chết vì bị cố tình mưu hại hay vì say mà té ngã cũng đều như thế, chính quyền không quan tâm và chỉ đau xót cho gia đình, bạn bè và những người yêu thơ ông.

Thi sĩ viết về Pleiku như thế thì rất nhiều nhưng tôi cũng muốn nói về một thi sĩ mà tôi rất mê thơ của ông. Đó là Nguyễn Bắc Sơn.

Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đã coi công việc viết như một phần của đời người. Sống ở Pleiku và viết những bài thơ để gửi Pleiku. Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lãng mạn hay đùa cợt với cuộc đời. Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ.

Đọc bài thơ “Hoa Quì Vàng Lạnh Pleiku”, tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy. Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi. Cái lạnh, chưa hẳn là lạnh lẽo mùa đông, mà còn chứa đựng một chút nồng ấm nào đó của mùa hạ. Lạnh ở bên ngoài nhưng rần rần nóng hồi ở tim óc bên trong. Sương mù ban đêm trên đỉnh cao nhìn về phố buồn, tâm thức cũng ào ạt như sóng theo tầm nhìn vời vợi...

“Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm
Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm
Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ
Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ
Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa
Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa
nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó…”

Đọc bài thơ dài của Nguyễn Bắc Sơn tôi chỉ thấy có hai câu nói về mầu hoa quì vàng. Thế mà cái mầu sắc hoa man dã ấy chỉ một nét thoáng qua nhưng lại gợi nhiều dư âm. Mầu vàng, có khi là mầu vàng lạnh, nhưng có khi là mầu nóng chói chang của nắng:

“Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh.
Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”

Hoa quì vàng? Một loài hoa có lẽ chỉ có ở Pleiku. Hoa quì vàng, một loài hoa nhỏ, cây từa tựa giống như hoa cúc, tôi đã nhìn thấy miên man mầu vàng khi trên phi cơ nhìn xuống. Mầu vàng, mênh mang trên những ngọn đồi loang lổ mầu xám của đá và mầu đỏ của đất. Hoa quì, lẻ loi một cánh trên tay thú thực cũng chẳng hấp dẫn lắm nhưng nếu bạt ngàn dưới cánh phi cơ, rào rạt trong nắng trong gió sẽ trở thành một ấn tượng khó quên cho cảm xúc. Ơi hoa quì, mầu vàng không phải kiêu sa như mầu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dã, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa quì vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn,...?

Người thơ kể chuyện của mình, một câu chuyện có lẽ rất quen tai của những người lính thú. Cũng đi xuống, đi lên, cũng loay hoay bồn chồn như những chàng gà trống...

“Đời lang bạt của một người lính thú
Sáng hôm qua tôi là người thiếp ngủ
Đi một mình lên xuống phố mù sương
Phố núi kia ơi, phố có con đường
Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
Không có bạn tôi làm sao uống rượu
Tôi làm sao sống nổi một ngày đây
Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy
Nhìn gã lính không khác gì gã lính...”

Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây. Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ. Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đã lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?

“... Tôi vận rủi làm một người lãng đãng
ngó mông hoài khuất bóng của người em
sáng hôm nay đời sống thật bình yên
sao phố lại đuổi đi người yểu điệu
vườn đá tảng bàn chân em huyền diệu
in gót hồng lên lớp bụi đời tôi
là từ khi tôi hạnh phúc rong chơi
và quên lãng con thú mù phẫn nộ
Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ
Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang...”

Nguyễn Bắc Sơn làm thơ với tâm trạng u uất của thời đại trong một cuộc chiến kéo dài suốt gần hai chục năm. Ông có người cha là một cán bộ quân sự cao cấp của Cộng sản nên trong thời kỳ ông đi lính VNCH cũng bị ảnh hưởng. Cơ quan An Ninh Quân Đội bắt ông thuyên chuyển đơn vị và theo dõi. Sau đó ông đào ngũ và bị bắt lính lại và phục vụ tại một đơn vị địa phương quân ở Phan Thiết. Sau năm 1975, người cha trở về và là một viên chức cao cấp sau về hưu và bị chết một cách bất thường vì bị tai nạn giao thông. Có dư luận cho là bị mưu sát.

Đời sống của ông đã tạo cho thơ ông niềm đau xót của những người bị kẹt giữa hai giới tuyến. Thơ của ông hào sảng có nét chân thực thô nhám của đời lính trận có những câu như:

”Mai ta đụng trận may còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
đốt tiền mua vội một ngày vui...”

Có người phê phán những bài thơ có chất phản đối chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn, nhưng họ phải công nhận ý thơ và tứ thơ mạnh mẽ của ông, một kỹ thuật làm thơ với ngôn ngữ tuy bình dị gần gũi đời thường nhưng đầy chất sáng tạo.

Có một nhà thơ nữ cũng nổi tiếng với một bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc khúc “Tưởng như còn người yêu”. Đó là nhà thơ Lê Thị Ý và bài thơ “Thương ca 1”.

Trả lời một câu phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái, tác gỉa Lê Thị Ý phát biểu:

“Lúc đó là năm 1970, tôi sống tại Pleiku. Thành phố nhỏ bé này vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt chỉ thấy lính, vợ lính, xe tăng, xe jeep; hầu như không thấy gì khác nữa. Nhà tôi ở gần nhà xác của quân đội. Tôi chứng kiến cảnh biết bao các bà đi nhận xác chồng. Tôi thấy đàn bà con nít đến lật cái poncho quấn xác để nhìn rõ mặt người thân, cảnh đó khiến tôi đau đớn không chịu nổi. Rõ ràng nỗi đau của những người có chồng chết trận là nỗi đau của chính mình. Thành thật tôi vô cùng xúc động và chính tôi sống bằng hình ảnh những người vợ lính, vợ sĩ quan khóc bên xác chồng. Nỗi buồn đau đó là nỗi đau của mình.”

Khi trả lời câu hỏi khi thơ phổ thành ca khúc thì có người chê là phản chiến, nhà thơ Lê Thị Ý nói :

”Khi tôi làm bài thơ tôi xúc cảm thế nào thì tôi viết ra như thế. Thế thôi. Tôi không nghĩ gì khác cả. Bài thơ được phổ biến cũng là một sự ngẫu nhiên. Một người bạn của anh Vương Đức Lệ tôi đến nhà chơi thấy bài thơ bèn đưa cho cụ Nguyện Đức Quỳnh người trụ trì sinh hoạt Đàm Trường Viễn Kiến ở nhà cụ ỏ Sài Gòn quy tụ rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo - Cụ Quỳnh đọc thấy hay bèn đưa cho ông Phạm Duy phổ nhạc. Cho nên bài thơ của tôi được mọi người thưởng thức hoặc cho là phản chiến thì cũng là việc tình cờ thôi chứ tôi không chú ý trước việc phổ biến bài thơ...”

(Tưởng Như Còn Người Yêu - thơ Lê Thị Ý - nhạc Phạm Duy - Ý Lan hát)

Bài thơ rất cảm động, nguyên văn là:

“Ngày mai đi nhận xác chồng
say đi để thấy mình không là mình
say đi cho rõ người tình
cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
tình ta không thể vuông tròn
say đi mà tưởng như còn người yêu
phi cơ đáp xuống một chiều
khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
dài hơi hát khúc thương ca
thân côi khép kín trong tà áo đen
chao ơi thèm nụ hôn quen
đêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau
chiếc quan tài phủ cờ màu
hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng
em không thấy được xác chàng
ai thêm lon giữa hai hàng nến chong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai”

Nếu hồi trước bản nhạc về phố núi của Phạm Duy phổ nhạc từ thơ Vũ Hữu Định được mến chuộng thì về sau này những người yêu thương Pleiku cũng hay ngâm nga hoặc thích lắng nghe bản nhạc Phố Xưa của thi sĩ, nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan. Bản nhạc với ca từ như “Chiều mờ trên phố cao / Đón em về từ khi có nhau / những con đường tình vui biết bao / kết hoa ngày nào / chiều mờ thung lũng sâu / quán trong phi trường đèn đêm thắp sao / hạnh phúc như tình yêu giữ cho dài lâu...” đã thành một bài hát đáng yêu của những người lính trấn ải miền ba biên giới.

(Phố Xưa - nhạc & lời Hoàng Khai Nhan - Mỹ Tâm hát)

Bản nhạc thật hay và lãng mạn như trời đất của vùng biên trấn ấy. Nhạc sĩ Hoàng Khai Nhan còn là một thi sĩ và làm khá nhiều thơ về Pleiku.

Anh viết với cảm xúc của người lính, lên đường làm nhiệm vụ của người tuổi trẻ thời chiến tranh. Có một bài thơ anh làm để bắt đầu cho một cuộc lên đường, để làm người lính thú hôm nay. Hoàng Khai Nhan như chia sẻ với đồng đội của anh những nhiệt thành vào cuộc, với thân phận giống như bầy ngựa chiến đập móng đợi khởi sự vòng đua nhân sinh trong thời đại khói lửa mịt mù trên quê hương.

Đó là một bài lục bát, gửi tặng những người bạn chờ buổi Lên Đường nhập cuộc:

“Một con ngựa đã lên đồi
Hai con ngựa đứng bồi hồi ngó theo
Ba con ngựa sải qua đèo
Bốn con ngựa hí buồn thiu trong tàu
Năm con ngựa nối đuôi nhau
Sáu con ngựa đợi hôm sau lên đường...”

Những cuộc lên đường của những người lính trẻ. Bắt đầu một cuộc đua của những con tuấn mã chạy vòng trong cuộc chiến tranh. Hoàng Khai Nhan đã ví von ông và những đồng đội cùng mặc áo lính thú khởi sự hiểu được những bất toàn của cuộc đời nhưng hùng khí lúc nào cũng hừng hực như thuở đợi lúc lên đường.

Bây giờ là mùa thu nhưng nghe bản nhạc Anh Cho Em Mùa xuân của nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ từ thơ Kim Tuấn thì thấy trời đất vẫn dễ thương vô cùng. Thi sĩ Kim Tuấn cũng là người làm thơ về Pleiku độc đáo và trước năm 1975 đã có một thời cư ngụ lâu dài ở Pleiku. Với Pleiku, anh là một người cố cựu và đã sống đã thở với phố núi này với tâm tình của một người chọn lựa một quê hương thứ hai. Với riêng tôi thì thơ của ông có nhiều nét rất gần gũi với cuộc sống mình cũng đã một thời ở đó.

(Anh Cho Em Mùa Xuân - thơ Kim Tuấn - Nhạc Nguyễn Hiền - Hồ Hoàng Yến hát)

Chúng ta hãy thử đọc bài thơ “Buổi chiều ở Pleiku“:

“Buổi chiều ở Pleiku có cà phê và có bạn hiền
Có biển hồ nước trong, có lúc buồn soi mặt
Ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
Ôi đời mình sao nhìn muốn khóc
Ta với ta xa lạ vô cùng
Buổi chiếu ở Pleiku có gì lạ đâu hở em
Có nỗi cô đơn trong cõi sương mù
Có phố buồn hiu có đêm giấu mặt
Có giấc sầu dài trong cõi thiên thu
Có bức tường vôi ghi dấu đạn thù
Có cuộc đời ta chìm trong khói lửa
Kiếp người sao đã lãng du
Buổi chiều ở Pleiku
Buổi chiều nghe mưa bay trên đầu ngọn núi
Buổi chiều như mọi buổi chiều
Tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
Anh còn tiếng nào để nói yêu em.”

Những buổi chiều ở Pleiku,với “tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng”, đúng là tình cảnh chúng tôi nhưng khác với thi sĩ là chúng tôi vẫn còn nhiều lời yêu em chứ không phải ”anh còn tiếng nào để nói yêu em”.

Kim Tuấn làm thơ về Pleiku với nhiều nỗi niềm trăn trở quá. Nhưng thơ của “Nụ hoa Vàng Cho Em” phổ nhạc thành “Anh cho em mùa xuân“ hay “Kỷ Niệm” phổ thành “Những bước chân âm thầm” lại có nhiều yêu đương tình tự và lãng mạn của những người cảm thông được với thiên nhiên với thời tiết những vẻ đẹp của đất trời.

Thơ của ông cũng có nhiều bài rất lãng mạn thơ mộng chứ không phải chỉ có trăn trở suy tư. Có khi là thơ của tuổi học trò, của tuổi mười bảy mười tám mộng mơ...

Như bài “Ngày Em Còn Thắt Bím” chẳng hạn:

“tóc bím nghĩa là tóc dễ thương
tóc bâng khuâng lá rụng bên đường
tóc chia đường gió chia thương nhớ
chia nỗi buồn cho ai vấn vương
Tóc bím nghĩa là tóc mộng mơ
Để ai thương nhớ để ai chờ
Để ai ngơ ngẩn giờ tan học
Em vẫn vô tình vẫn giả lơ
Tóc bím nghĩa là tóc ngẩn ngơ
Tình ta xanh biếc mộng ơ hờ
Chiều xanh áo trắng mùa mây trắng
Em ngọt ngào và em ngây thơ.”

Có rất nhiều thi sĩ viết về Pleiku với tâm trạng của những người tham dự một cuộc chiến tranh mà ở đó sự sống chết nhục vinh gần cận nhau đến gần như không biên giới. Những người lính trước khi hành quân còn vui tươi chọc ghẹo nhau nhưng biết đâu chỉ trong giây phút đã thành những người đã rời xa cuộc sống. Hay, thành phố Pleiku này đầy kỷ niệm dễ thương cũng có lúc trở thành địa ngục mà ở đó những người dân và những người lính cuống cuồng trong vòng lửa hun của tàn phá chiến tranh của những ngày tháng ba chẳng thể nào quên của cuộc di tản đẫm máu về phía duyên hải qua con đường số 7 la liệt xác người.

Chiến tranh lại rõ nét hơn với nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Bài “Pleiku, tháng ba 1975”. Ba mươi năm trôi qua, nhưng ngày tháng đó vẫn còn sinh động. Thơ, không ghi chép lại nhật ký ngày tháng mà sao đầy dấu viết của một quãng đời. Ngày ấy, lửa cháy đỏ. Ngày ấy, là ngày thành phố cao nguyên quặn mình rồi gục ngã.

Người thi sĩ kể chuyện một mình. Đâu cần ai hiểu, chỉ để nỗi niềm loang vào sương đêm thành nỗi nhớ mịt mùng.

“cầm bút viết, tháng ba rực cháy
hàng dầu cao trong bình minh
cơn sốt của trái chín và cánh đồng
trận gió hung trưa ngày ấy
cầm bút viết, đồi hoa quỳ vàng
tháng ba xuống khu rừng. Bóng quạ
rung những nhánh cây màu tàn lửa
tiếng thét hư không. Chiều rượt qua ngàn...”

Tháng 3 năm 1975, có phải là thời điểm mà cao nguyên di tản và là một nỗi kinh hoàng còn ám ảnh mãi đến bây giờ. Nhà thơ hình như đã mang cả tâm tình của một người yêu Peiku vào thơ qua những hình ảnh thật là đặc biệt.

Những hình ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh tượng có khi như không liên quan nhau, chỉ là những nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Đồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như chìm đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn bão lửa dậy lên từ hoang vu:

“tháng ba, chân trời chớp tía
Những chuyến xe lên đường, cơn mưa chợt đến
Rào qua mái nhà, bàng hoàng. Mưa ngưng bặt
Đêm. Những căn nhà gỗ sáng đèn.
Tháng ba. Trên đồi vông nở
Tôi trở về thị trấn tháng ba
Những sợi dây trời cắt đau trí nhớ
Cườm tay em nhỏ máu hè xưa...”

Thơ như của lời chia biệt, như người đánh mất tất cả. Pleiku cũng như cả nước phải khoác khăn tang. Nhà Thơ Nguyễn Xuân Thiệp như đã viết lời trăn trối của một thành phố miền cao đầy lãng mạn dễ thương. Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai. Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mát. Thảm họa xụp xuống, như cơn hồng thủy đến.

“... vò nát chiếc khăn và đừng khóc
chiều nay. Chớp bể mưa nguồn
chia tay nhau. Sương phụ
người đi râu bám bụi đường
tháng ba. Em. Những căn nhà gỗ
ánh đèn khuya. Vệt máu hè xưa
đừng tiếc chiếc khăn tay ngày ấy
sẽ bay trong lửa hoàng hôn
tháng ba. Cơn giông rền mặt đất.”

Đọc xong hai bài thơ, tôi như ngươì hụt hơi. Đời sống, như một hơi khói nhẹ, loãng bay vào hư không. Tự nhiên, thấy lòng mình chùng xuống những kỷ niệm. Những bài thơ. Thuở đã xa. Ngày còn trẻ. Và hoa quì vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có còn vương trên núi đồi không? Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối ký ức...

Lại chiến tranh, và lại chiến tranh. Nhiều tác giả viết về Pleiku khói lửa với tâm cảm của người trong cuộc, của những người đã đổ mồ hôi và đổ máu cho đất tây nguyên. Có một nhà thơ đã viết những câu thơ để đời như:

“Chư Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi một khăn tang một tấc đường”.

Chư pao là một đỉnh núi khống chế con đường tiếp vận quốc lộ 14 từ Pleiku đi Kontum và chính nơi đây cả ngàn tử sĩ của hai bên đã nằm xuống trong những trận chiến ác liệt thời mùa hè đỏ lửa. Người thi sĩ ấy là Lâm Hảo Dũng, một pháo thủ đã có một thời gian chiến đấu ở tây nguyên. Ông làm thơ về tuổi thanh xuân chiến tranh của mình với những địa danh mà ông không thể nào quên trong trí nhớ...

Trong những tập thơ của Lâm Hảo Dũng có nhiều bài thơ ông đã viết về vùng tây nguyên như ”Ngày về Ban Het”, ”Miền Ba Biên giới”, ”Ba năm làm lính về Dakto”... Có một bài thơ mà tôi thích là bài “Chiều Hàm Rồng”. Hàm Rồng là một ngọn búi mà bất cứ ai đã sống ở Pleiku đều biết vì cái hình dạng độc đáo gợi cảm nhớ đến hình dạng của người thiếu nữ. Nhất là các chàng phi công, khi bay từ phía Ban mê Thuật về Pleiku mà nhìn thấy núi Hàm Rồng thì biết là đã gần đến phi trường Cù Hanh rồi. Cái hình dạng giống cái mu rùa ấy sao gợi hình lạ.


(Núi Hàm Rồng nhìn từ thành phố)

Lại những buổi chiều. Hình như cái thời khắc của cuối ngày ấy thường gợi trong lòng những người lính xa nhà những cảm giác bâng khuâng khó quên. Bài thơ ấy chỉ có 3 đoạn mười hai câu:

”con đường ấy vẫn hoen mầu bụi đỏ
Gió lơ thơ nghe nắng mới ngập ngừng
Anh sống thở trong tâm hồn trai trẻ
Nghe nỗi buồn đâu đó đến bâng khuâng
Hoa cúc dại thắm trên đường xa tắp
Và quê hương tha thướt lá xanh trà
Em có thả những chòm mây nhung nhớ
Cho rừng hoang im lắng tiếng chim ca
Đời viễn khách mơ hồ không biết được
Bước chân vang rộn rã buổi quay về
Em mắt biếc hồn nhiên bên cánh cửa
Gửi hương nồng quay quắt bóng người đi.”

Thơ Lâm Hảo Dũng đầy cảm khái. Nhưng hình như ở bên trong người lính vẫn còn hình bóng của cậu học trò mắt biếc với môi tươi...

Thơ ông lãng mạn nhưng vẫn lạc quan:

”nên ta cố sống dù câm điếc
Dù có xuôi tay mắt có mù
Để thấy em ngày vui áo biếc
Để ta buồn suốt một đời thu
Lắm khi gái thượng mà duyên dáng
Đi tắm hò reo đêm sáng trăng
Ta muốn buông mình con thú dữ
Bắt đầu trong suốt kiếp cô đơn
Có không ngày của thanh bình đến
Ta nhớ vườn xưa nhớ mẹ già
Còn hái mồng tơi ngoài dậu cũ
Lệ buồn năm tháng có phôi pha?”

Các nhà thơ Không quân ở Pleiku cũng có nhiều bài thơ độc đáo. Nói về thơ từ Pleiku mà không có những bài thơ này là một điều thiếu sót lớn theo cảm nhận của nhiều người. Nếu gọi tên những thi sĩ KQ thì không thể nhắc đến những tên tuổi như Lê Bá Định, như Hoàng Khai Nhan, như Lê Văn Trước, Võ Ý.

Núi Hàm Rồng nhìn từ máy bay

Ông Võ Ý là một phi công, phi đoàn trưởng phi đoàn quan sát 118 Bắc Đẩu. Ông cũng là người đã tình nguyện lên phố núi ”nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương” và làm thơ với cả tấm lòng của mình, một người bay ở trên cao để thấy thiên nhiên tươi đẹp biết bao, để thấy cuộc sống vẫn còn nét mơ mộng hào hoa và với ông những nơi chốn những địa danh của phố núi như ngập tràn nỗi nhớ...

(Núi Hàm Rồng nhìn từ máy bay)

Thơ của những người lướt gió đè mây có lúc lãng mạn hào hùng nhưng cũng có lúc thiết tha nhẹ nhàng của những tháng ngày đầy kỷ niệm như bài thơ "Xưa Trên Đó”

“Xưa trên đó sương nhòa hơi thở đượm
dốc cũng vừa ta bước xuống cô đơn
mê cho lắm cho tay dài với mộng
mặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền
mưa thì sình bụi mù thay nắng gió
gặp là vui cam khổ cũng cam đành
vui cho quên đâu bằng xưa trên đó
áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng
quên được thì quên nhớ ai thì nhớ
quên cho rồi quyên gọi quốc từ đây
nhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đó
tượng đá thần linh sao ta tỉnh say.
Một dạo bay qua nhìn qua trên đó
Đồi như vương cây như vấn chân nàng
Phố cũng xưa và tim thì đau nhói
Quạt nồng đâu qua đó để cơ hàn...”

Có người đọc câu “áo ai bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng“ tưởng là chàng phi công nghĩ đến cánh chim thần truyền kỳ nào đó. Nhưng thực tế thì không phải. Phượng Hoàng chỉ là một khiên vũ trường của Pleiku mà các tay chơi mặc quần áo lính “đốt tiền mua vội một ngày vui”…

Với tôi thì một phần đời sống của mình ở đó mà không làm thơ cho được. Ngày lên Pleiku, có một bài thơ tôi đã làm như tiên đoán được cái không gian của biên tái, của những câu thơ như Lương Châu Từ của Vương Hạn thời Thịnh Đường xa xưa. Pleiku có khác nào Lương Châu, cũng là quan ải để trấn giữ biên cương. Ngày xưa thì ngăn giặc Hồ, giặc Mông. Ngày nay, thì canh chừng ba biên giới, với những trận đánh ác liệt mùa khô hàng năm tiếp diễn... Bài thơ ấy, làm vào một đêm trước khi sáng mai lên trực thăng vào phố núi:

“Ừ mai tao lên Pleiku
đêm căm hơi đá ngày mù núi xanh
uống say quên mộng quẩn quanh
về nơi gió cát cũng đành cuộc chơi
Ừ mai cánh vỗ ngang trời
ngóng thiên thu một cõi đời tịnh yên
máu xương mãi chuyện ưu phiền
còn đâu tiếng gọi cho em miệt mài
Ừ mai súng khoác lên vai
Ngẩn ngơ phố núi những ngày đao binh
Chắc đâu rượu uống một mình
Trong thân phiêu bạc nhục vinh nửa vời
Ừ mai thương bóng trăng trôi
Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh
Uống đi mai hát quân hành
Nghe trong hơi bốc long lanh mắt người...”

Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng. Tưởng rằng, mình như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng nghênh ngang kiểu “túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Tuổi trẻ, ơi những giấc mơ của ngày chân không chấm đất cật chẳng đến giời. Có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi…

Nguyễn Mạnh Trinh