Thursday, July 20, 2017

Tình Yêu Đơn Phương

Huy Sơn

Chủ nghĩa dù tốt hay xấu, đều là sản phẩm của con người. Duy chỉ tình yêu mới là tiếng nói chân chính, phát xuất từ trái tim, sự hiện hữu của nó hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào môi trường sống ngoài xã hội.

Đa số nhân viên phi hành trong quân chủng Không Quân V.N.C.H. đều có một "call sign" và một "nickname".  

"Call sign" được dùng ở trên không, mỗi khi thi hành phi vụ. Chẳng hạn như "Thái-Dương 1" hay "Gấu-Đen 2", hai chữ đầu là tên riêng của phi đoàn, số kế tiếp là thứ bực của hoa tiêu trong phi đoàn. 

Còn "nickname" là tên do bạn bè đặt, chẳng hạn như "Hải-Alain Delon" hay "Minh-Kều", những "nickname" này thường ám chỉ phong cách đặc biệt của cá nhân, khi nghe đến bạn bè sẽ nhận ra người đó là ai. Nickname của thiếu tá Trần Như Khánh là "Khánh-Charles Bronson". Đâu ai lạ lùng gì "Charles Bronson", tài tử Mỹ, nổi tiếng đóng phim cao bồi. Thật khó mà diễn tả được nét độc đáo của tài tử này. Nước Tàu nổi tiếng về đóng phim chưởng, nước Nhật nổi tiếng về đóng phim võ sĩ đạo và nước Mỹ nổi tiếng về đóng phim cao bồi. Tài tử Charles Bronson có dáng cao của người đàn ông Mỹ, nước da xạm nắng với bộ râu mép và nét mặt trông rất tỉnh của một anh cao bồi thứ thiệt. Khánh giống tài tử Charles Bronson ở chỗ anh cũng cao, da cũng xạm nắng, bộ râu mép và nét mặt tỉnh có một không hai. Cái tỉnh của anh không chỉ thể hiện khi phải đối đầu với lằn tên mũi đạn nơi chiến trường mà ngay cả những lần anh tiếp xúc với các em gái hậu phương, khi bị các nàng cợt đùa hay nũng nịu...

Ngoài vóc dáng giống tài tử Charles Bronson, thiếu tá Khánh còn là một phi công tài ba, anh đã từng lập nhiều chiến công hiển hách như hủy diệt nhiều xe tăng, nhiều ổ phòng không lớn và yểm trợ hữu hiệu cho quân bạn. Anh cũng đã từng được đơn vị đề cử là chiến sĩ xuất sắc, về Sài gòn trong ngày lễ Quân Lực và được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân khen thưởng.

Nếu chỉ dựa vào cấp bậc thiếu tá đeo trên vai của anh, thì người ta sẽ nghĩ "Khánh-Charles Bronson" đã đứng tuổi và có vợ rồi, thực ra anh mới 29 tuổi và còn đọc thân. Anh là con một trong gia đình nề nếp, cha mẹ thường hay thúc dục anh lập gia đình nhưng anh luôn thoái thác, mãi đến đầu năm 1975 anh mới vâng lời.

Người mà thiếu tá Khánh lấy là một nữ sinh lớp 12 của trường Nữ Trung Học Nha Trang. Nàng thua anh 10 tuổi, tên là Nguyễn Thị Kiều Diễm. Đôi vợ chồng mới cưới trông rất xứng đôi, đúng là một cập "trai tài gái sắc". Nhưng tiếc thay thời gian trăng mật của họ chỉ kéo dài được ít tháng thì vận nước bị đổi thay và anh phải vào tù, trại tù ở mãi tận vùng Sơn la, nơi đất Bắc. 

Chẳng bao lâu vì sự khổ cực và ăn uống thiếu thốn, thân hình Khánh trở nên tàn tạ, cái vẻ "Charles Bronson" của anh nay đã mất, nhường vào đó là một người chỉ còn da bọc xương. 

May thay, ngay ngày đầu nhập trại tù, Khánh đã được lọt vào cập mắt của một nữ cán bộ quản giáo tên Nguyễn Thảo Như, cô khoảng 25 tuổi, thân hình đầy đặn. Ngoài ra, không ai trong trại biết thêm hay dám bàn về lý lịch của cô. Thấy sức khỏe của Khánh đã đến lúc qúa nguy kịch, Thảo Như lén lút tiếp tế cho Khánh thuốc men và thức ăn. Nhờ vậy, Khánh lần hồi khỏe lại, tiếp tục sống lay lất những chuỗi ngày kế tiếp...

Vào một buổi sáng, trong thời gian làm thủ tục sửa soạn xuất trại, Khánh được nữ quản giáo gọi vào phòng nói chuyện. Một mình, ngồi đối diện với Thảo Như, Khánh phân vân không biết chuyện gì sẽ xẩy đến với mình. Bỗng người nữ cán bộ với giọng trầm buồn, tâm sự:
  • Thời gian qua, anh có biết là tôi đã đối xử với anh đặc biệt hay không?
Khánh trả lời:
  • Thưa cán bộ tôi biết và ơn này tôi sẽ ghi mãi trong lòng...
Người nữ cán bộ tiếp:
  • Tôi được sinh trưởng trong một gia đình có cha mẹ đều là cán bộ cao cấp. Năm 18 tuổi, tôi được gia đình gởi du học Nga. Thời gian ở đó, nhờ vào sách báo, tôi đã có cơ hội biết một phần nào đời sống con người bên các nước tự do. Tôi đâm chán ghét cái vỏ bấy lâu bao bọc quanh tôi, nhưng chẳng biết làm sao thoát ra... Đến khi các anh bị cầm tù, tôi liền tình nguyện làm cán bộ quản giáo. Thoạt đầu cha mẹ tôi đều cấm cản. Tôi liền nêu ra lý do là muốn trả thù món "nợ máu" cho nhân dân. Nhờ vậy, ông bà mới ưng thuận.
Giọng nữ cán bộ càng lúc càng trở nên nhỏ:
  • Tôi xin chúc mừng anh sắp xuất trại. Nay mai tôi cũng rời đây và một ngày nào đó tôi sẽ vào Nam kiếm anh. Khi ấy, nếu anh muốn, tôi sẵn sàng lập gia đình cùng anh.
Khánh nói nhỏ nhẹ:
  • Cám ơn cán bộ, thưa cán bộ tôi đã có vợ.
Người nữ cán bộ tiếp:
  • Hơn ai hết, tôi đã biết rõ lý lịch của anh. Khi anh trở về gặp lại vợ anh, nếu sự đoàn tụ xảy ra êm thắm thì tốt, còn không thì anh hãy nhớ đến những lời tôi đã tâm sự với anh... Tất cả những lời ấy đều phát xuất từ trái tim, mà tôi hằng ấp ủ bấy lâu...
Người nữ cán bộ nói:
  • Câu chuyện tới đây coi như đã hết. Anh có thể về trại.
Sau khi mãn tù, Khánh trở về Sài Gòn gặp lại vợ. Họ cùng nhau làm lụng vất vả, đủ sống qua ngày. Khoảng một năm sau Kiều Diễm hạ sinh một người con gái đầu lòng, trông rất dễ thương.

Trước ngày gia đình Khánh Diễm sang Mỹ theo diện H.O., họ bán hết vật dụng trong nhà. Nhờ đó, họ có đủ tiền mua vé máy bay về Nha Trang thăm và từ giã cha mẹ của Diễm. 

Vì thời tiết xấu, trước khi đáp, máy bay không may bị đâm vào dẫy núi Đồng Bò. Mãi ngày hôm sau, đội cứu cấp mới đến được hiện trường. Họ thấy trong số hành khách chỉ có một bé gái còn thoi thóp sống, nhưng lại bị tắt thở đúng lúc đem được đến nhà thương.

Ngày tiễn đưa linh cửu của gia đình cựu thiếu tá Trần Như Khánh "Khánh-Charles Bronson", người ta thấy một thiếu nữ mặc y phục màu đen, trên tay cầm một bó hoa hồng. Khó ai ngờ được người đó chính là một cựu nữ cán bộ quản giáo tại trại tù Sơn La. Nàng cũng là người cán bộ quản giáo duy nhất đã được các tù nhân ở trong trại tù biết ơn, qua những hành vi lén lút giúp họ trong lúc nguy khốn.

Huy Sơn

Friday, July 14, 2017

Họp Mặt Sư Đoàn 6 Không Quân

Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân
Phần 1




Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân
Phần 2






Sư Đoàn 6 Không Quân Hội Ngộ: “Khung Trời Cũ, Núi Sông Xưa”

Anaheim (Bình Sa) -- 

Source: https://vietbao.com/a269746/su-doan-6-khong-quan-hoi-ngo-khung-troi-cu-nui-song-xua-


Vào lúc 7 giờ tối ngày 7 tháng 7 năm 2017, tại nhà hàng Golden Sea, thành phố Anaheim, Nam California, Sư Đoàn 6 Không Quân đã tổ chức Hội Ngộ tòan Sư Đoàn lần đầu tiên từ sau biến cố tháng Tư năm 1975, với chủ đề: “Khung Trời Củ-Núi Sông Xưa” khoảng 600 các niên trưởng, các chiến hữu và gia đình, một số quan khách và các hội đoàn thân hữu,

Điều hợp chương trình khai mạc do Không Quân Võ Ý, Trưởng ban tổ chức và Không quân Nguyễn Trọng Lễ.

Trung Tá KQ Bắc Đẩu Võ Ý, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 118, Trưởng Ban Tổ Chức nói trước giờ khai mạc rằng: “Không Quân hào hùng trên không, hào hoa dưới đất” vì vậy nên buổi họp mặt sẽ diễn ra rất đúng giờ theo truyền thống của Không Quân.

Trên sân khấu thiết kế một bàn thờ tổ quốc với đầy đủ lễ nghi, Phù hiệu của binh chủng Không Quân với 4 chữ “Tổ Quốc – Không Gian.”

SU DOAN 6 KQ HOI NGO DSC_0434
su-doan-6-kq-hoi-ngo-dsc-0424
su-doan-6-kq-hoi-ngo-dsc-0434
su-doan-6-kq-hoi-ngo-dsc-0442
su-doan-6-kq-hoi-ngo-dsc-0443
su-doan-6-kq-hoi-ngo-dsc-0458
Hội ngộ Không Quân.

Nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm do Ban hợp Ca Sư Đoàn 6 Không Quân.phụ trách, trong phút tưởng niệm mọi người đã im lặng để tưởng nhớ anh linh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt các chiến hữu Sư Đoàn 6 KQ đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường để bảo vệ vùng trời biên trấn, trong lúc nầy mỗi bàn mọi người đều đốt nến do ban tổ chức đã để sẵn, dưới ánh nến bập bùng trong tiếng kèn truy điệu, qua giọng nói trầm buồn của Không Quân Nguyễn Trọng Lễ: “xin quý vị dành giây phút nầy để Tưởng Niệm những đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống khắp nơi cho trọn nghĩa tình Không Quân Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè, dù âm dương cách biệt!” KQ Võ Ý, tiếp: “Sự hy sinh nào cũng đáng được tri ân, nhưng không có sự hy sinh nào cao cả cho bằng hy sinh vì Tổ Quốc như liệt vị. Liệt vị đã tan xác trên vùng trời lửa đạn, hoặc ngã xuống trong oan khiên trên các chiến trường khốc liệt như Pleime, Đất Tô, ChưPao, Bồng Sơn, Sa Huỳnh. Xương máu của liệt vị đã tô thắm rừng núi vùng II chiến thuật, tạo nên những chiến công hiển hách mà tiêu biểu là Kontum kiêu hùng, một số chiến hữu đã hiên ngang, bất khuất trong ngục tù công sản, trên đường vượt thoát tìm tự do.”

Trong lúc nầy Ban tổ chức đã mời bà quả phụ cố Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 6 KQ Phạm Ngọc Sang lên trước bàn thờ đặt cây nến tưởng niệm. Trong lời nói đầy xúc động Bà nói: “Tôi tin rằng anh linh của các tử sĩ của QL/VNCH nói chung và anh linh của các tử sĩ Sư Đoàn 6 KQ nói riêng cũng như anh linh của nhà tôi đang hiện diện nơi đây để sum vầy với các anh em trong Sư Đoàn nhân dịp hội ngộ này.”

Sau nghi thức Ban hợp ca cùng hát bản “Không Quân Việt Nam Hành Khúc” và “Sư Đoàn 6 Không Quân”.

“Đàn ta dù bay ngàn phương cũng về, để rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời cùng ngàn kiếp chim,

Đây Pleiku gió sương lạnh lùng, đây tam biên núi cao chập chùng, đây Phù Cát nắng thiêu quanh năm, Gặp lại từng gương mặt cũ. Gặp lại từng bóng dáng thân quen. Ta nhìn nhau chợt thấy ra sông núi. Khắp bốn phương trời đậm tình nghĩa không quân!”

Tiếp theo KQ Võ Ý tuyên bố khai mạc đêm hội ngộ Sư Đoàn 6 KQ với chủ đề “Khung Trời Cũ - Núi Sông Xưa” trong tình đồng hương, tình chiến hữu, tình quân chủng và tình đơn vị và ông long trọng tuyên bố khai mạc trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người tham dự.

Sau đó phần trình diễn của Đoàn trống Thiên Ân đã được sự tán dương của mọi người, những tràng pháo tay thật lớn, theo những tiếng trống dập dồn, như thúc dục lòng người hãy vùng lên chống xâm lăng.

Tiếp theo Niên Trưởng Nguyễn Cầu, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Kiểm Báo lên giới thiệu các Niên Trưởng và quan khách tham dự trong đó có Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, cựu Tư Lệnh Không Quân, Bà Qủa Phụ Cố Chuẩn Tướng Lê Trung Trực, cựu Đại Tá KQ. Lê Văn Thảo và một số các vị Đại Tá, Trung Tá chỉ huy các Phi Đoàn... Các chiến hữu không quân về từ phương xa.

Trong lúc nầy, Ban tổ chức mời Bà quả phụ cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Bà qủa phu cố Chuẩn Tướng Lê Trung Trực và một số các Bà qủa phụ lên sân khấu để ban tổ chức vinh danh và trao quà kỷ niệm.

Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng thưởng thức các món ăn cùng xem chương trình văn nghệ đặc sắc dưới sự điều hợp của Không Quân Trương Minh Ẩn (Phi Đoàn Thái Dương 530) Anh hiện là Phó Thị Trưởng một thành phố tại Texas, nơi có 95% người Mỹ trắng. Anh nói, “Kỳ tới tôi sẽ là thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại thành phố này.”

Anh cho biết anh đã vẽ bức tranh thật lớn với chủ đề “ Khung Trời Cũ - Núi Sông Xưa,” để diễn tả Khung Trời Cũ với một phi đội máy bay đang bay lượn trên bầu trời, và ở dưới, những núi đồi trùng điệp, những dòng sông uốn khúc trên vùng trời thuộc phạm vi hoạt động của Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH, Anh kêu gọi tất các chiến hữu trước khi ra về hãy ghi tên mình vào bức tranh nầy để làm kỷ niệm lần họp mặt đầu tiên của Sư Đoàn 6 Không Quân.

Chương trình văn nghệ với sự góp mặt của các ca sĩ nhự:Diễm Liên, Hồ Hoàng Yến, Tấn Đạt cùng các ca sĩ KQ, vũ đoàn Lạc Cầm và ban nhạc Trung Nghĩa.

Kết thức chương trình Ban tổ chức đồng ca “Bài Ca Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân” để tiễn chào quan khách và chiến hữu.

Hẹn gặp lại nhau trong kỳ hội ngộ tới.



Monday, July 10, 2017

Vài Nét Còn Lưu Dấu

Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân

Vài Nét Còn Lưu Dấu…

Nhà hàng Golden Sea Restaurant tại Anaheim với sức chứa tối đa 57 bàn, đã được đồng đội và thân hữu của Sư Đoàn 6 Không Quân náo nức ghi danh tham dự đầy kín. 

Trong phần Khai Mạc và Văn Nghệ Chủ Đề, có những tiết mục đặc biệt, thể hiện chủ đề Khung Trời Cũ Núi Sông Xưa của cuộc Hội Ngộ đầu tiên sau 42 năm rã đàn tan nghé, như sau:

- Bức phông được vẽ trên vải mang chủ đề Khung Trời Cũ – Núi Sông Xưa, do KQ Trương Minh Ẩn, hoa tiêu Phi Đoàn 530 Thái Dương thực hiện, và mang qua Cali, được hầu hết người tham dự ký tên vào, là một tác phẩm nghệ thuật vô giá!

- Bà quả phụ Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang (được con gái Phạm Ngọc Thảo tháp tùng), cầm ngọn đèn cầy tưởng niệm, thong thả đi lên đặt trên bàn thờ Tổ Quốc, trong Lễ tưởng niệm các chiến sĩ SĐ6KQ đã ngã xuống.

- Tiếng kèn trompette trổi bài Hãy Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn (Nguyễn Đình Toàn), trầm hùng day dứt trong không khí trang nghiêm và linh hiển. Tiếng kèn trong phút tưởng niệm có thể là lần đầu tiên tại hải ngoại đã được BTC Hội Ngộ SĐ6KQ nghĩ đến.

- Đoàn trống Thiên Ân biểu diễn bài Hào Khí Việt Nam (với 20 tay trống thanh niên nam nữ trong quốc phục áo dài truyền thống) rộn ràng và sinh động, gợi nhớ tiếng trống Mê Linh, Đống Đa, Ngọc Hồi năm nào…

- Đoàn vũ Việt Cầm gồm 8 cháu thiếu niên nam nữ mở đầu Chương trình với hoạt cảnh sống động, gợi lại hình ảnh hào hùng của tiền nhân đã Đáp Lời Sông Núi, dùng cung kiếm kể cả gậy gộc để làm vũ khí chống lại quân xâm lược phương Bắc. Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, hoạt cảnh nầy đáp ứng được ước vọng của toàn dân.

- Sư Đoàn 6 Không Quân Hành Khúc, bài hành khúc được Cục Tâm Lý chiến đánh giá là hay nhất thời bấy giờ (1972) qua tiết tấu và lời ca do KQ nhạc sĩ Trần Duy Đức sáng tác. Bài hành khúc tiêu biểu của Sư Đoàn do các anh chị trong PĐ 229 Lạc Long trình diễn hợp ca, làm sống lại các sinh hoạt của Sư Đoàn trong những ngày lửa đạn tại Căn cứ không quân Cù Hanh, bản doanh của Sư Đoàn 6 Không Quân.

- Hợp ca Thị Trấn Mù Sương do các M’Pleiku trong Hội Phố Núi phụ họa bởi các cháu trong Đoàn vũ Việt Cầm, thể hiện một cách sống động nếp sinh hoạt của người xứ Pleiku với nắng bụi mưa sình, là thủ phủ của Quân Đoàn II và là Bản doanh của Sư Đoàn 6 Không Quân.  Tiết mục nầy còn nói lên tình Quân Dân Cá Nước, tính nhân bản và chính nghĩa của một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa trước kia.

- Và hợp ca Em Vẫn Mơ Một Ngày Về nói lên ước vọng chung của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản trong đó có các cánh chim xa xứ của Sư Đoàn 6 Không Quân.

- Mục ca cổ Kính Tạ Ơn Dày do KQ Phạm Văn Phú và phu nhân Ái Liên đồng trình diễn, nhắc lại trang sử bất khuất và oai hùng của giòng giống Lạc Hồng trước hiểm họa bị đầu độc và bị hán hóa: thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vua đất Bắc.

- Bằng chất giọng thiên phú, truyền cảm và vang rền, các ca sĩ Diễm Liên, Tấn Đạt đã làm cả hội trường lắng đọng để thưởng thức những khúc ca hừng hực lửa đấu tranh và nồng nàn tình quê tình nước tình đồng đội an hem như Triệu Con Tim Một Tiếng Nói, Việt Nam Tôi Đâu, Còn Một Chút Gì Để Nhớ, Một Mai Giã Từ Vũ Khí. Cả hội trường say sưa vừa thưởng thức vừa vỗ tay nhịp nhàng theo bài Triệu Con Tim Một Tiếng Nói.

- Sau cùng, chương trình Hội Ngộ SĐ6KQ có 5 con số 7. Đó là, ngày 7 tháng 7 năm 2017, khai mạc đúng 7 giờ và chương trình gồm 7 tiết mục. Mời vào Google để truy tìm thì con số 7 thì sẽ phát hiện nhiều ý nghĩa thú vị, nếu áp dụng cho Hội Ngộ SĐ6KQ thì ý nghĩa chính là… hoàn hảo!

Hội Ngộ SĐ6KQ đã qua.

Anh năm Nguyễn Hồng Tuyền, người lính già Phù Cát, cựu Đại tá Chỉ huy trưởng Căn Cứ 60 Chiến Thuật Phù Cát, cố vấn của BTC, viết lời ngợi khen sau Hội Ngộ:

Thân mến goi Voy va A/E trong Ban Tổ Chức,

"Một triệu lần... Bravo các Anh Chị Em trong Ban tổ chức Đêm Hội Ngộ SĐ6KQ. Sự thành công ngoài sức tuởng tựợng nhờ sự đồng tâm góp sức của các anh chị em. Chúc vạn sư an lành đến tất cả anh chị em trong BTC và Voy, TBTC với tài điều hợp và chuẩn bị tuyệt vời."


Anh Năm, Người Lính Gìa Phù Cát.


BTC xin cám ơn thiện cảm của anh năm.

Ước mong sao, đồng đội và thân hữu tham dự Hội Ngộ, sau khi trở về với đời sống hằng ngày, có thể mọi hình ảnh đều nhạt nhòa, ngoại trừ một trong những nét còn lưu dấu nêu trên, trong đêm Hội Ngộ kỳ diệu đó…

Xin cám ơn Nhiệt Tình và lòng Tin Cậy đã làm nên điều Kỳ Diệu nầy.

Bắc Đẩu Võ Ý
Westminster, CA 07/09/2017

https://photos.google.com/share/AF1Q...FRTUJqZ2VaWjJR



Sunday, July 9, 2017

Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân

KHUNG TRỜI CŨ NÚI SÔNG XƯA

Click vào đây để xem hình ảnh
Phóng sự hình ảnh của Võ Thiệu


Bài THANH PHONG

ANAHEIM - Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH lần đầu tiên tổ chức buổi họp mặt sau 42 năm xa xứ tại nhà hàng Golden Sea, thành phố Anaheim, Nam California vào lúc 7 giờ chiều thứ Sáu, ngày 7 tháng 7, 2017 với sự tham dự của gần 600 niên trưởng và chiến hữu Không Quân cũng như các chiến hữu thuộc các Sư Đoàn Không Quân bạn.

Với chủ đề “ Khung Trời Cũ - Núi Sông Xưa,” một bức họa khá lớn diễn tả Khung Trời Cũ với một phi đội máy bay đang bay lượn trên bầu trời, và ở dưới, những núi đồi trùng điệp, những dòng sông uốn khúc trên vùng trời thuộc phạm vi hoạt động của Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH do một chiến hữu của sư đoàn 6 KQ, anh Trương Minh Ẩn (Phi Đoàn Thái Dương 530) vẽ. Anh hiện là Phó Thị Trưởng một thành phố tại Texas, nơi có 95% người Mỹ trắng. Anh hứa, “Kỳ tới tôi sẽ là thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại thành phố này.”


KQ Võ Ý, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn Bắc Đẩu 118 phát biểu khai mạc Đêm Hội Ngộ Sư Đoàn 6 KQ. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Trung Tá KQ Bắc Đẩu Võ Ý, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 118 , Trưởng Ban Tổ Chức tuyên bố, “Buổi họp mặt rất đúng giờ theo truyền thống của Không Quân” và rồi ông nhắc còn 5 phút, còn 3 phút, còn 30 giây. Đúng 7 giờ, mọi người được yêu cầu đứng lên cử hành nghi thức chào cờ Mỹ - Việt.

Trên sân khấu, một bàn thờ Tổ Quốc trang trọng với phù hiệu Quân Chủng Không Quân “Tổ Quốc – Không Gian.” Phía dưới, bên phải các phu nhân KQ mặc đồng phục áo dài thiên thanh, màu xanh da trời có ý bày tỏ tình yêu thương gắn bó với những người chồng, người yêu, người bạn từng “đi mây về gió.” Bên trái, một số các phi công mặc quân phục bay, những người đã từng lái những phản lực cơ F5, những chiếc A 37, C 130, v.v. vẫy vùng trên vòm trời lửa đạn. Giờ đây nghiêm chỉnh đưa tay ngang trán chào kính hai lá quốc kỳ Mỹ - Việt.


Ban hợp ca KQ với nhạc phẩm Không Quân Hành Khúc. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Bản quốc thiều Hoa Kỳ vừa chấm dứt, nghi thức mặc niệm anh linh các chiến sĩ QL/VNCH, đặc biệt các chiến hữu Sư Đoàn 6 KQ đã anh dũng đền nợ nước bắt đầu. Trước đó, trên mỗi bàn tiệc, một cây nến được bật sáng lên và tiếng kèn truy điệu hòa lẫn tiếng của Phi Đội Trưởng Nguyễn Trọng Lễ, Phi Đoàn 29, “Đặc biệt hôm nay nhân hội ngộ Sư Đoàn 6 KQ, chúng tôi xin quý vị dành giây phút để Tưởng Niệm những đồng đội của chúng tôi đã ngã xuống khắp nơi cho trọn nghĩa tình Không Quân Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè, dù âm dương cách biệt! và tiếng trầm buồn của KQ Võ Ý, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 118 tiếp nối: “Sự hy sinh nào cũng đáng được tri ân, nhưng không có sự hy sinh nào cao cả cho bằng hy sinh vì Tổ Quốc như liệt vị. Liệt vị đã tan xác trên vùng trời lửa đạn, hoặc ngã xuống trong oan khiên trên các chiến trường khốc liệt như Playme, Dacto, ChưPao, Bồng Sơn, Sa Huỳnh. Xương máu của liệt vị đã tô thắm rừng núi vùng II chiến thuật, tạo nên những chiến công hiển hách mà tiêu biểu là Kontum kiêu hùng. Hoặc giả, liệt vị đã bất khuất trong ngục tù trên đường vượt thoát tìm tự do trong phút chót nợ nước đáp đền, dũng khí vẫn còn lẫm liệt.”
Giây phút tưởng niệm được tiếp tục với bà quả phụ cố Chuẩn Tướng KQ Phạm Ngọc Sang lên đặt cây nến trên bàn thờ, và nói mấy lời xúc động, “Tôi tin rằng anh linh của các tử sĩ của QL/VNCH nói chung và anh linh của các tử sĩ Sư Đoàn 6 KQ nói riêng cũng như anh linh của nhà tôi đang hiện diện nơi đây để xum vầy với các anh em trong Sư Đoàn nhân dịp hội ngộ này.”


Bà quả phụ cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang (SĐ 6 KQ) được ái nữ đi kèm lên đặt ngọn nến trên bàn thờ tổ quốc. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Nhạc phẩm Không Quân VN Hành Khúc được cất lên. Sau đó, KQ Võ Ý tuyên bố khai mạc đêm hội ngộ Sư Đoàn 6 KQ với chủ đề “Khung Trời Cũ - Núi Sông Xưa” trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người. Đoàn trống Thiên Ân góp mặt trong chương trình bằng những điệu trống mà MC. Trương Minh Ẩn ví như những tiếng nổ của các trái bom từ phi cơ thả xuống trên đầu địch. Các em trong đoàn trống Thiên Ân được mọi người nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng.

Chương trình được tiếp nối bằng việc giới thiệu các niên trưởng, chiến hữu, thân hữu từ khắp nơi về tham dự. Sau đó, niên trưởng, cố vấn ban tổ chức lên phát biểu, ông ca ngợi các chiến hữu KQ Sư Đoàn 6, những người đã Trấn Sơn – Bình Hải vùng trời Quân Khu II, và cám ơn ban tổ chức đã rất thành công khi có đến hơn 570 chiến hữu tham dự dù đây là lần tổ chức đầu tiên. Trước khi bước sang phần vinh danh và tặng quà cho các quả phụ, ban hợp ca KQ trình bày bài Bài Ca hội Ngộ SĐ 6 KQ. Bà quả phụ cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang cùng quý bà quả phụ khác được giới thiệu và mời lên sân khấu để ban tổ chức vinh danh và trao quà kỷ niệm.

Sau phần vinh danh các quả phụ KQ, Tiệc mừng hội ngộ bắt đầu và chương trình văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt của các ca sĩ Diễm Liên, Hồ Hoàng Yến, Tấn Đạt cùng các ca sĩ KQ với ban nhạc Trung Nghĩa và vũ đoàn Lạc Cầm. Chương trình bế mạc vào lúc 11 giờ 30 tối cùng ngày.


Người hùng Lý Tống đang trả lời phỏng vấn của Viễn Đông. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Trong dịp này, Viễn Đông phỏng vấn người hùng KQ Lý Tống. Anh cho biết anh đã về San Diego cư ngụ, không còn ở trên San Jose nữa. KQ Lý Tống cho hay, mỗi Phi Đoàn trung bình có 30 chiếc máy bay các loại với 30 phi công. Các Sư Đoàn Không Quân VNCH được trang bị máy báy phản lực F5 là loại tối tân nhất lúc bấy giờ. Ngoài ra có A37, các loại máy bay vận tải C130, C119, máy báy trinh sát L19, trực thăng v.v..
Theo anh, lái máy bay trực thăng là khó hơn các loại máy bay khác vì lúc nào tay chân cũng phải cầm cần lái, trong khi các loại kia mình có thể để automatic, nên lái trực thăng nguy hiểm và dễ chết nhất. Nói chung, trong cuộc chiến các anh em lái trực thăng hy sinh nhiều nhất. Tùy theo loại máy bay, muốn trở thành phi công phải trải qua ít nhất một năm huấn luyện tại Hoa Kỳ. Riêng lái máy bay quan sát L19 có thể học tại Việt Nam. Người hùng Lý Tống cho biết, anh từng lái A37 và L19 nghĩa là vừa quan sát vừa ném bom.



Friday, July 7, 2017

Hội Ngộ SĐ6KQ

Gặp Lại Núi Cũ Sông Xưa


Ngày vui đã đến!

Chào Mừng
Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân!
7/7/17




Lời người viết:

Ngày 7 tháng 7 năm 2017, Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân được tổ chức lần đầu tiên tại Hải ngoại. Bài viết như là một lời mời tha thiết những chiến hữu từng phục vụ tại SĐ6KQ (Căn cứ Pleiku và Căn cứ Phù Cát) từ khắp nơi về tham dự Hội Ngộ...



Tôi từ Phi Đoàn 110 Đà Nẵng thuyên chuyển về Phi Đoàn 114 Nha Trang đầu năm 1965 và tôi biết Pleiku qua những kỳ biệt phái cho Quân Đoàn II. Lúc bấy giờ, không quân Pleiku đồn trú trong phi trường Cù Hanh được gọi là Căn Cứ 92 Chiến Thuật, trách nhiệm phòng thủ vòng đai phi trường và điều động các phi vụ yểm trợ hành quân.

Do đà phát triển của Không Lực, khoảng cuối năm 1971, Căn Cứ 92 Chiến Thuật biến thành Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku, đồng thời Không Đoàn 72 Chiến Thuật ra đời, thì tôi thuộc quân số của đơn vị tân lập tại cái xứ nắng bụi mưa sình nầy.



Bất cứ người lính thuộc bất cứ Quân Binh chủng nào, khi nói đến Pleiku là họ nghĩ ngay đến một địa danh đầy bất trắc và buồn tẻ.

Một địa danh đi đày!

Chỉ cần nghe âm thanh Pleiku là đã mường tượng được vẻ rùng rợn hoang tịch và kỳ bí của núi rừng. Cho nên có thể nói Pleiku là đáy của 4 vùng chiến thuật.

Đã là đáy thì còn xá gì những ngày tháng trấn thủ lưu đồn, cho nên ở Pleiku không thiếu những lính ba gai những quan bất mãn. Ba gai và bất mãn là...vô kỷ luật, là ngang bướng. Nhưng đôi khi chính cái ngang bướng nầy đã biến những đơn vị trừng giới lập nên những chiến tích lẫy lừng dù không ít khi gây nhức đầu cho các ông quân cảnh ở hậu phương và cấp chỉ huy gương mẫu.

Ở vùng địa đầu giới tuyến, dù sao cũng còn có Huế cổ kính và thơ mộng, có Đà Nẵng phố cảng rộn ràng, có phố cổ Hội An một thời thương thuyền tấp nập... Còn Pleiku, dù có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II trấn đóng, nhưng thành phố gì mà đi dăm phút đã trở về chốn cũ, nắng thì bụi mù, mưa thì sình lầy, đi đâu cũng gặp toàn lính là lính...

Đúng, Pleiku là thành phố lính!

Hầu hết các quân binh chủng của QLVNCH đều đồn trú xung quanh Pleiku, ngoại trừ Hải Quân. Pleiku là một vị trí chiến lược của miền Nam trước kia và của cả nước ngày nay.



Người lính sinh quán từ khắp mọi miền đất nước, có dịp lên Pleiku thi hành nghĩa vụ người trai, không ít người trong số đó nghĩ rằng, họ đi đày. Vậy mà khi nói đến Pleiku, những lính ba gai, những quan bất mãn đó vẫn còn chút gì để nhớ để thương, là tại làm sao?

Có phải may mà có em, những em Pleiku má đỏ môi hồng, nên Pleiku mới còn chút gì để nhớ?

Vâng, đúng vậy! Ở cái chốn chó ăn đá gà ăn đất mà thấy một bóng hồng thì lòng người lính nào không ngẩn ngơ tấc dạ? Đã có rất nhiều người lính đa tình, sinh cây bén rễ ở cái đất mưa sình nắng bụi nầy.

Nhưng chúng tôi không nghĩ em Pleiku má đỏ môi hồng là lý do duy nhất để ai đó thương nhớ Phố Núi cao, Phố Núi đầy sương...

Vì là chốn tam biên lửa đạn, sống nay chết mai, hằng ngày phải đối đầu với hiểm nguy và bất trắc, nên dễ nẩy sinh tình đồng đội, qua đó, địa danh Pleiku gắn liền với kỷ niệm sinh tử trong tâm khảm những người lính xa nhà.

Pleiku, địa danh đi đày, trở thành niềm kiêu hãnh cho những chinh nhân đã từng trấn đóng ở Pleiku. Cũng có thể nói, Pleiku, chiến trường Tây Nguyên khốc liệt và thân phận người lính, là một thể. Và đây cũng là lý do để người lính Pleiku lúc nào cũng nhớ về chiến trường xưa:

Chư Pao ai oán hờn trong gió,
Mỗi một khăn tang một tấc đường
(Lâm Hảo Dũng)

Mỗi ngày, chúng tôi lên Phi Đoàn để nhận phi vụ lệnh. Phi trường bỗng bị pháo kích, phi hành đoàn túc trực cất cánh ngay để kịp phát hiện địa điểm đặt pháo. Những chiến hữu khác tự động nhảy xuống hầm trú ẩn. Cuộc sống hằng ngày của các không quân tại căn cứ Pleiku là như vậy. Nghĩa là chúng tôi ngày qua ngày, sống chết có nhau. Gặp hoài đâm ra quen và thân như anh em, đến nỗi khi xa thì nhớ.

Cùng chia xẻ hiểm nguy, cùng cận kề với lẽ tử sinh, là những chất xúc tác giúp phát sinh tình đồng đội, qua đó tạo nên tình Phố Núi.

KQ Nguyễn Hữu Thiện, Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 6 Không Quân Pleiku, đã nói về nỗi nhớ Pleiku như sau: “tôi nhớ tới một ngàn ngày đói rách ở Pleiku hơn là ba năm phây phả ở Biên Hòa” (LLDNCT, trang 363).

Những cư dân Pleiku, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, họ có lý do để yêu mến quê hương của họ.

Những công chức và giáo chức, đáo nhậm nhiệm sở ở Pleiku, họ sẽ yêu mến Pleiku vì họ yêu mến môi trường sinh hoạt thân thuộc hằng ngày cũng như cung cách phục vụ quốc gia dân tộc của họ.

Chúng tôi rất tâm đắc với tâm tình của thầy Nguyễn Đăng Dự, Hiệu trưởng và là Giáo sư các trường Trung học Pleiku, qua Vạt Nắng Bên Thềm: “Có những lúc ngồi trong thư viện, chồng sách trước mặt, nghe xí xa xí xố chung quanh bằng một ngôn ngữ xa lạ, hồn tôi đã quay về với căn nhà số 13 đường Yên Đổ Pleiku. Con đường không được tráng nhựa lầy lội ngày mưa mà tôi ghét cay ghét đắng ngày nào, nhưng lúc đó tôi đã thèm được trở về để lại được rón rén bước chân tránh từng vũng bùn. Tôi nghĩ tới ánh mắt buồn rười rượi của con chó thân yêu. Tôi thèm được ngửi lại mùi hương thoảng nhẹ của bụi hồng nhỏ góc vườn mỗi khi lách xe ra khỏi cổng trước khi đến trường. Tôi muốn được chung quanh tôi là tiếng lao xao bằng một ngôn ngữ Việt thân quen của các em học sinh trong những lớp học ngày xưa!

Qua tâm tình trên thì một giáo chức đương nhiên sẽ yêu mến phấn trắng bảng đen và các học sinh của mình, nhưng sao vị thầy lại nhớ cả mùi hương thoáng nhẹ của bụi hồng và con đường lầy lội trước nhà? Phải chăng tấm lòng thương nhớ Pleiku cũng là một biểu hiệu của nỗi nhớ nước thương quê?

Cũng có những tâm hồn mẫn cảm và lãng mạn, họ yêu mến Pleiku chỉ vì người Pleiku chơn chất thật thà, chỉ vì giọng nói Pleiku thánh thiện và trong vắt như tiếng ngàn tiếng suối:

"Trở về rừng nói tiếng yêu đương/ Cho nó trong như tiếng ngàn tiếng suối
Rất nôn nóng đợi ngày về với núi/ Nghe vi vu tiếng gió khe rừng"

(Dứt Cơn Mơ Ta Về Với Núi, Cao Thoại Châu)




Cá nhân chúng tôi cũng rất yêu mến Pleiku, nhưng không hẳn vì em Pleiku má đỏ môi hồng mà vì... muốn học tính khí của Từ Hải!

Sau khi tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy & Tham Mưu Trung Cấp Không Quân, tôi được bổ nhiệm về làm Sĩ Quan Nhân Lực cho Văn phòng Tham Mưu Phó Hành Quân thuộc SĐ2KQ Nha Trang. Chữ thọ coi như dán ngay trên đỉnh trán, tôi có thể hằng ngày tung tăng với biển đượm với nắng hồng, vậy mà, hà cớ chi lại tình nguyện lên Pleiku, chốn mịt mù lửa đạn?

Xin hãy nghe Từ Hải dổm lý sự cùn: “Mỗi người sống ở Pleiku và yêu Pleiku theo cảm nhận riêng. Tôi cũng yêu Pleiku theo cách cảm nhận của riêng tôi. Pleiku là nơi chốn tôi đã tình nguyện đến. Pleiku là nơi thách đố bổn phận và trách nhiệm của một quân nhân. Pleiku đối với tôi còn là một địa danh để tôi có thể thể hiện cung cách phục vụ quân chủng thân yêu của mình.” (LLDNCT, trang 363)

Cái lý sự cùn trên đây không thể che khuất em Pleiku má đỏ môi hồng. Pleiku thật sự khởi sắc và mang một linh hồn kể từ khi bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định được Pham Duy phổ nhạc, và bài ca đã thật sự tô điểm cho Pleiku thêm hương sắc.

Đa số người miền Nam khi nhắc đến Pleiku là nhắc đến má đỏ môi hồng/ quanh năm mùa đông/ Đi dăm phút trở về chốn cũ/ May mà có em đời còn dễ thương/, v.v...

Nhà thơ Du Tử Lê không phải mộng mị mà viết lên rằng, “Vũ Hữu Định đã đội vương miện cho Pleiku." Với vương miện nầy, bài ca Còn Một Chút Gì Để Nhớ đã được hát ròng rã khắp miền Nam từ 1965 và ròng rã trong các trại tù miền Bắc sau 1975 cho tận ngày nay...

Lúc Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn, còn sanh tiền, anh em KQ Pleiku rất muốn tổ chức một buổi họp mặt Sư Đoàn, mà không thuận duyên. Nay, qua khuyến khích của NT Nguyễn Hồng Tuyền, nguyên Chỉ huy trưởng Căn cứ 60 Chiến thuật Phù Cát, một số KQ liều mang đứng ra vận động việc “động trời” nầy thì sự hổ trợ của những chiến hữu đã từng sống và phục vụ tại SĐ6KQ sẽ là một thôi thúc tình cảm tất yếu.

Từ những ghi nhận thô thiển trên đây đã thúc dục chúng tôi viết lời mời gọi chân thành gởi đến các không quân đã từng sống, phục vụ hoặc biệt phái cho Pleiku và Phù Cát, cũng như các chiến hữu quen biết tại Quân Đoàn II trước kia, hổ trợ sự hình thành cuộc Hội Ngộ hiếm hoi nầy.

Vâng, kể từ khi có lệnh rút Quân Đoàn II về duyên hải qua tỉnh lộ 7B, khởi sự đêm 16 tháng 3 năm 1975, tính đến nay, là đã 42 năm tròn. Có thể rất nhiều đồng đội (nhất là Pleiku) đã từng chứng kiến cảnh kinh hoàng qua cuộc di tản chập chùng uất nghẹn nầy.

Bốn mươi hai năm qua, hình ảnh liên tỉnh lộ 7B chưa phai mờ trong ký ức người di tản Thy Lan Thảo, thuộc Tiểu Đoàn 20 CTCT Pleiku:

Giã từ Cao nguyên, giã từ Phú Bổn/ Đây sông Ba sóng nước hãi hùng
Xác máu lập lờ bên thép súng/ Tàn quân tan tác lệ rưng rưng...
Bao năm rồi – Tỉnh lộ 7B/ Sắt son ai giữ được câu thề
Bao giờ rửa được hờn sông núi/ Hay vẫn chìm quên trong lãng mê!!
(Bao Năm Rồi-Tỉnh Lộ 7B - Thy Lan Thảo)



Cuộc Hội Ngộ không những giúp chúng ta hân hoan tìm lại kỷ niệm và thanh xuân mình mà còn là dịp để chúng ta cảm nhận được giây phút bùi ngùi tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh trên chiến trường và trên vùng trời lửa đạn cũng như những oan hồn uổng tử trên liên tỉnh lộ 7B năm xưa, vì họ đã ngã xuống cho chúng ta tồn tại đến ngày hôm nay.

Bốn mươi hai năm đã qua đi như một cơn mơ và đã lưu lại màu sương tuyết trên mỗi mái tóc chúng ta. Mái tóc điểm sương trở thành thuận duyên để chúng ta tìm về Hội Ngộ, nói như nhà thơ Du Tử Lê, “Nhìn Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi!”. Và đó cũng là dịp để chúng ta hun đúc lại tình nước tình nhà, tình bà con xóm giềng, tình chiến hữu đệ huynh...

Mong thay!



Bắc Đẩu Võ Ý

09/2016





Tuesday, July 4, 2017

Lễ Tang Cố Chuẩn tướng Phê-rô Võ Dinh



Lễ tang được tổ chức hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật đầu tháng 7/2017, theo nghi thức Tôn giáo và Quân Đội.

Lễ phủ cờ do Hội AHKQ Trung Cali và Hội Cựu SVSQ/VBQG/VN cùng phối hợp thực hiện, dưới sự chứng kiến của cựu Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, cựu Tư Lệnh KQ, cựu Đại Tá TQLC Cổ Tấn Tinh Châu, Tổng Hội Võ Bị Đà Lạt, bà quả phụ Chuẩn tướng KQ Lê Trung Trực, bà quả phụ Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang SĐ6KQ cùng tang quyến, đồng đội và thân hữu.

Trước khi di quan, các thành viên trong gia đình bày tỏ cảm nghĩ về người anh, thân phụ và cậu và của mình. Đặc biệt, cựu Đại Tá Trần Phước, từ Texas bay qua Cali để chào tiễn biệt cấp chỉ huy và cũng là đồng môn của mình.

Bào đệ là chú Hiếu, trưởng nam, thứ nam (Võ Thắng & Võ Thịnh) và cô cháu gái gọi cố Chuẩn tướng bằng cậu, tất cả đều phát biểu trong tiếng nấc và nước mắt nghen ngào trước tính đôn hậu, tinh thần trách nhiệm của người quá cố đối với gia đình.

Lễ xếp cờ do hai hội KQ và Võ Bị Đà Lạt trách nhiệm. Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho lý tưởng quốc gai, được cựu Đại Tá Trần Phước trao cho bà quả phụ Võ Dinh, coi như di vật quý báu của cố Chuẩn tướng còn lưu lại thế gian.

Các chiến hữu KQ chào kính trong lúc quan tài hạ huyệt.

Điều đặc biệt là, cháu nội của cố Chuẩn tướng (con trai thứ nam Võ Thịnh) đã thổi kèn đồng, điệu nhạc tiễn biệt trong giây phút thiêng liêng nầy.

Trên cương vị người điều hợp chương trình ngày chủ nhật, hai mắt chúng tôi thật sự ngấn lệ và giọng nói thật sự nghẹn ngào trong niềm hân hoan vì nhận thấy:

- Giọt nước mắt của 2 anh con trai, như những hạt kim cương lóng lánh đạo hiếu của người con.
- Giọt nước mắt của cô cháu gái, long lanh lý tưởng quốc gia dân tộc.

Dưới suối vàng hoặc trên nước Trời, chắc hẵn cố Chuẩn tướng mỉm cười mãn nguyện vì Ông Bà đã dạy dỗ đàn con cháu hai chữ Hiếu Trung. Hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ, Trung với Tổ quốc, với lý tưởng Quốc gia Dân tộc mà biểu tượng là lá cờ Vàng ba sọc đỏ.

Chúng tôi, người còn ở lại, hãnh diện với thế hệ hậu duệ đã biết trân trọng lý tưởng của cha anh...

Thân Kính chúc Cụ Phê-rô Võ Dinh An Nghĩ Đời Đời Trên Nước Trời.


Thành Kính

KQ Võ Ý






















Saturday, July 1, 2017

Điện Thoại Về Đêm

Nguyễn Hồng Tuyền

Để tưởng nhớ Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, người anh cả oai hùng của SĐ6KQ.

Chắc trong đời mình ai cũng từng nhận những cú điện thoại về đêm khuya khắc buồn, rối buốt tâm tư. Có những cú điện thoại làm ta chết điếng cả người và băng giá  lòng quyết tâm chiến đấu mà không bao giờ quên được trong cuộc đời còn lại của mình.  Vào ngày 16 tháng 3 năm 1975 đang ngủ ngon lành, độ hai giờ sáng, chuông điện thoại “đỏ’’ khẩn reo, tôi bốc lên nghe:

- Alô, đây Tuyền xin nghe.

- Tuyền đó hả... Sang đây!!! (tiếng điện thoại nghe rè, tiếng nói quá quen thuộc khào khào vì hút thuốc khá nhiều của người Anh Cả Sư Ðoàn 6 KQ.)

-...Anh có nghe rỏ tôi không??

- Kính Ch/Tướng nghe rõ 5/5. Ch/Tướng có khỏe không? Có gì xin cho Tuyền biết...

- Tình hình ngoài đó có yên không? Tôi đang phân vân, thường khi gọi hỏi thăm, từ Pleiku ông hay dùng chữ ...dưới đó ....có yên không...nay dùng chữ ...ngoài đó. (Vì Phan Rang ở dưới phía Nam Phù Cát, Bình Định)

- Dạ cũng yên tịnh....Có tin tình báo cho hay, Sư đoàn 3 Sao Vàng nó đã rời bỏ căn cứ 226 An Lão, di chuyển lên trên vùng cao nguyên rồi.        

- Còn tình hình QÐI Quân Khu I ra sao Ch/Tướng??

- Chuyện đó nói sau. Tuyền nghe rõ lệnh của tôi đây! Ngày mai, có bao nhiêu A37 đem hết lên... Rasé...Rasé phi trường Cù Hanh....(tàn phá...tàn phá…) bến đậu các phi cơ O2 và AD6 còn để lại, luôn cả căn cứ KQ Pleiku SÐ 6 và Quân Ðoàn II.

- Ch/Tướng ơi! Nếu có đảo chánh, thì làm ở Sài Gòn chớ! Sao lại ở Pleiku? Ch/Tướng đang ở đâu đó?

- Tôi đang ở Phan Rang.

- Ch/Tướng đi họp phải không?

 - Không. Sư Ðoàn 6 đã di tản về Phan Rang rồi,....Quân đoàn II đã triệt thoái từ ngày 13 tháng 3 năm 1975, bỏ ngỏ Pleiku hơn ba ngày nay.
Trời ơi!.... biết bao nhiêu phút nghẹn ngào, tôi lạnh cứng cuống họng....không nói thêm được một lời nào...

- Sao...sao...Ch/ Tướng không cho Tuyền hay?

- Ðược lệnh cấp trên không cho anh biết...Thôi ngày mai thi hành lệnh phá hủy phi trường Cù Hanh của tôi đi!

- Thưa vâng! Rồi ông cúp điện thoại.
Tôi ngồi yên, mồ hôi lạnh toát ra, toàn thân như bị vọp bẻ, cứng lại. Tôi bất động không biết bao lâu. Bây giờ tôi đang chết ngồi cứng từng thớ thịt, ngũ tạng đóng băng trong căn phòng cô đơn buồn thảm. Tôi tưởng tượng lúc đó có ai đụng vào thân thể tôi sẽ nứt vỡ ra trăm ngàn mảnh vụn. Ðầu óc tôi quay cuồng không còn suy nghĩ ra sao và chưa biết phải làm gì đây trong tình huống nghiệt ngã nầy, thôi hãy chờ đến sáng mai rồi quyết định.
Lên giường nằm, nghĩ tới nghĩ lui không biết kỳ nầy mình có thoát qua khỏi được định mệnh hay không? Trong cuộc đời thường có câu ...”nhứt quá tam”, mà mình ra  Căn cứ Phù Cát qua tới lần thứ tư rồi. Tôi quyết định không buông xuông tay chờ định mệnh an bài, vì tôi thường nhắc nhở khi huấn luyện các khóa sinh phi công....
Ngoài đời có câu còn nước còn tát, còn đối với các anh em KQ, chúng mình “còn xăng, còn đẩy tay ga!”. Nếu hết xăng thì tìm bãi đáp khẩn cấp. Nếu không có bãi đáp an toàn, thì alê húp: nhảy dù! Chúng mình còn nhiều đường để binh mà!
Trong đời khu trục, không có gì buồn hơn khi nhận mission rồi về báo cáo: “Không quân ta hạ phi cơ cũng của quân ta....ngoài trời tan nát!” (Câu chuyện phá hủy phi cơ H 34 trực thăng của Ðại úy Ông Lơị Hồng, CHT PÐ 217 khi đổ bộ bị bắn rớt trong vùng đất địch ngoài vùng I năm 1964). Hay là, nhìn các anh qua ống kính gunsight lần cuối, tim đau buốt mắt lệ mờ, chúng tôi bóp cò…để tiễn biệt các anh đi... (Câu chuyện bắn phá quân ta quân đich cài răn lược ngay trên đồi Charlie khi bị cộng quân tràn ngập...Mùa hè Ðỏ lửa).
Nằm trằn trọc không nhắm mắt được vì tới bây gìờ mà lòng tin của thượng cấp đối với tôi cũng chưa được toàn vẹn. Phải chi có tin Ðồng Minh cho biết trên đường quốc lộ 19, có bốn Sư Ðoàn VC đang chờ ở vùng đèo An Khê, tấn công đoàn quân khi di tản chiến thuật từ Pleiku về Quy Nhơn hay như ngày xưa, Việt Minh tấn cộng tiêu diệt đoàn quân Pháp GM100 rút từ chiến trường Ðại Hàn để yễm trợ cho chiến trường cao nguyên Việt Nam vào thời 1954, thì tôi giải tỏa được ngay vì chỉ dùng 8 trái Con Bò Ung 55 (CBU 55) của căn cứ Phù Cát, thì việc bảo toàn lực lượng di tản được bảo đảm và hơn nửa cho dân chúng đi trước về Quy Nhơn thì đoàn quân sự không bị nhiều rắc rối đa đoan lo cho gia đình và dân chúng.
Theo tôi nghĩ việc chúng ta muốn bảo toàn lực lương Quân Ðoàn I và II không đúng theo ý muốn của người bạn Ðồng Minh Mỹ lúc đó, vì họ phải quậy tan nát quân đội VNCH cho mau tan rã sớm để ngày bàn giao cho đúng vào ngày lể Lao Ðộng Quốc Tế 1 tháng 5/75.  Lúc bây giờ vào tháng ba, Căn Cứ Phù Cát là ải Ðịa Ðầu, đứng mủi chịu sào. Không lẻ tôi cũng nhận nơi đây làm quê hương cuối cuộc đời mình hay sao? Như lần mới ra đây cố Tr/Tá Nguyễn Văn Thân PÐT 243 Mãnh Sư đã tâm sự với tôi trong đêm đầu ra căn cứ Phù Cát, chúng mình hai người trai của ...Ðàng Trong ra...Ðàng Ngoài Bình Ðịnh. Chúng mình nhận nơi đây làm quê hương!
Cũng đã hơn một năm rồi, Thân nhận nơi đây làm quê hương thứ hai trong tai nạn trực thăng ở Bà Gi, giò đây chỉ còn tôi đơn độc trong vùng triền miên khói lủa đạn thù nầy.
Nhỏ ơi! nếu sẽ có lần  em đi hỏi thăm tin tức của Bố, và được một người nào ở Bộ Tư Lênh KQ cho biết Chị không có gì phải lo, như lời anh đã nói dối với vợ anh phi công Hà Thanh Tâm ngày nào....Nhỏ ơi! và các con Thiên Nga, Hồng Hải Timunchô, Hồng Sơn E lệ, cô năm Thiên Hương yêu thương của Bố, hãy tha thứ cho Bố vì Bố đã nguyện làm tròn phận sự đời trai.  Nếu các anh em trong Căn cứ 60 CT Phù Cát có banh xác cháy xương thì chúng nó, các ngưòi sanh Bắc tử Nam cũngtan thân nát thịt! Nếu ngày mai có chuyện gì xảy ra cho Bố, anh biết Nhỏ yêu sẽ can đảm nhận trách nhiệm nuôi đàn con cho nên người và hãy đọc những dòng Bố để lại cho chúng nó hiểu được lòng Bố ra sao. Hun Nhỏ và các con.
Sáng ngày mai, khi Ðại Tá Trương và Trung Tá Ðạt dẫn hai phi tuần nặng gồm tám phi cơ A37, sau khi thi hành xong lệnh của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư lệnh SÐ 6 KQ, chúng tôi báo cáo: “Chỉ phá hủy các phi cơ trên sân đậu thôi. Căn Cứ Pleiku và Quân Ðoàn II, còn quá nhiều quân nhân trong đó. Hết!”
Nguyễn Hồng Tuyền
CA, Tháng 6/2017