Showing posts with label Quân Sử. Show all posts
Showing posts with label Quân Sử. Show all posts

Wednesday, April 5, 2017

Trận Phan Rang



Phi Trường Phan rang
Hồi ức của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang
Nhớ lại suốt hạ tuần tháng 3 năm 1975, sau khi có lệnh bỏ Huế và Đà Nẵng, các đơn vị ta cứ lần lượt tháo lui, làm các tỉnh thành, quận lỵ phải rút theo, tạo ra cảnh đỗ vở tan thương cho không biết nhiêu gia đình quân nhân cũng như dân chính. Tốc độ rút lui nhanh hơn tốc độ truy đuổi. Các đơn vị VC đến tiếp thu, không bị đánh chận, nên cứ ung dung tiến văo thành phố đê bị bỏ ngỏ. Đến khi vào tiếp thu Nha Trang, chúng vẫn cứ tin rằng Phan Rang cũng đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các toán tiền thám cứ tiến vào. Ngạc nhiên, và cũng là lần đầu tiên bị ngăn chận trước khi đến Phan Rang, chúng bèn tháo lui về hướng Bắc, vào ẩn nấp trong vùng Ba Ngòi chờ viện binh. Mãi đến ngăy 16.4.1975, khi tung ra toàn lực âp đảo, chúng mới vào được Phan Rang.
Vào thời điểm các đại đơn vị ta rút lui, mà không có một sự kháng cự đáng kể nào để làm khó khăn và thiệt hại cho đối phương, thì căn cứ Phan Rang đã anh dũng chống cự, và đã làm thiệt hại đáng kể cho quân đội chánh quy Bắc Việt.

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc sang
Chiến trận tại Phan Rang có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhứt từ ngày1 đến 3.4.1975, là giai đoạn hình thành tuyến phòng thủ, với Sư đoàn 6 Không quân và Tiểu đoàn 5 Dù thuộc Lữ đoàn 3 Dù cùng một số đơn vị địa phương quân còn lại.
Sư đoàn 6 Không quân gồm:
– 3 Phi đoàn A-37, 524, 534, 548
– 1 Phi đội A-1
– 2 Phi đội tản thuơng 259 B và 259 C
– 2 Phi đoàn Trực thăng 229 và 235
Lữ đoàn 3 Dù gồm:
– Bộ chỉ huy
– Tiểu đoàn 5
Giai đoạn thứ hai từ ngày 4 đến 12.4.1975, là giai đoạn củng cố tuyến phòng thủ, với sự thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, với Lữ đoàn 2 Dù. Đây là thời gian đem đến ít nhiều lạc quan trong việc ổn định tình hình sau nhiều ngày xáo trộn. Một số đơn vị nhỏ của địch đã hoàn toàn bị đẩy lui khỏi đèo Du Long rút về ém quân tại khu Vườn Dừa, Cam Lâm đợi tăng viện.
Lử đoàn 2 Dù gồm:
– 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11
– 1 Tiểu đoàn Pháo binh
– Các đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận
Giai đoạn thứ ba từ 13 đến 16,4.1975, là giai đoạn của trận chiến quyết định, với các đơn vị gồm:
Liên đoàn 31 Biệt động quân gồm:
– 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52.
Tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền phương:
– Toán Thám sát / Nha Kỷ thuật
Sư đoàn 2 Bộ binh gồm:
– 2 Trung đoàn 4 và 5
– 2 Pháo đội gồm 10 khẩu 105 ly
– 2 Chi đội Thiết Vận Xa gồm 10 chiếc
Lực lượng Hải quân gồm:
– Duyên đoàn 27
– 2 Khu trục hạm
– 1 Giang pháo hạm
– 1 Hải vận hạm và một số tàu yểm trợ
Trong 2 ngăy 13 và 14, Lữ đoàn 2 Dù được lịnh rút về Saigon. Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh ra thay. Vừa thay quân vừa chiến đấu, và phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập vào trưa ngày 16.4.1975, bởi 2 sư đoàn VC 325 và 3 Sao vàng, cùng với các đơn vị của Đoàn 968 VC. Trong ngày 14.4.1975, ngoài Duyên đoàn 27 đã có mặt tại Phan Rang, Hải quân Saigon tăng cường khẩn cấp 2 Khu trục hạm, 1 Giang pháo hạm, 1 Hải vận hạm cùng một số tàu yểm trợ.
Lực lượng địch:
Theo tù binh thuộc Đoàn Hậu cần 57 địch bị bắt tại đèo Du Long ngày 9.4.1975, các cấp chỉ huy địch ngở Phan Rang đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các bộ phận truy đuổi, cứ yên tâm tiến vào tiếp thu. Bị đánh đuổi, chúng lui về lẫn trốn vùng Vườn Dừa, Ba Ngòi chờ đại quân của 2 Sư đoăn 3 và 325 VC từ phía Bắc đến. Các nhóm du kích vẫn hoạt động gần phi trường. Đoàn 968 VC vừa ghi nhận có mặt. (xác nhận bởi Đại tá Nguyễn Thu Lương và Trung Tá Phạm Bá Mạo khi bị đơn vị nầy bắt tại mặt trận.)
I. HÌNH THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ
Kể từ ngày 1.4.1975, sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, căn cứ Phan Rang đương nhiên trở thành căn cứ tiền tuyến của Miền Nam. Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lử đoàn trưởng Lử Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5, trên đường rút từ Khánh Dương xin vào để chờ phi cơ về Saigon. Căn cứ tôi lúc bấy giờ rất là trống trải, vì một số lớn quân nhân Địa Phương Quđn canh gác vòng đai đã bỏ nhiệm vụ. Trong căn cứ, một số quân nhân trẻ nổ súng loạn xạ vì lo sợ vu vơ. Ngoài thị xả, Tỉnh trưởng đã rời nhiệm sở, dân chúng thì ngơ ngác, phân vân. Trên quốc lộ 1 và 11 hướng về Saigon, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật nứt người rầm rộ tiếp nối nhau chạy giặc. Tệ hại hơn nửa là Đà Lạt cũng bỏ chạy, và đoàn xe của Trường Võ Bị Đà Lạt đang theo Quốc lộ 11 trên đường đi Bình Tuy cũng vừa chạy ngang căn cứ. Lúc nầy thực sự, căn cứ tôi đang trở thành tiền đồn và đang ở trong tình trạng hết sức cô đơn.
Chuẩn bị tìm phương kế giữ an toàn, tôi chỉ thị hạn chế sự ra vào căn cứ để tránh xáo trộn do toán người tháo chạy mang đến. Vì vậy nên khi nghe có đơn vị Dù xin vào căn cứ, tôi liền hỏi xin lệnh Bộ Tư Lệnh KQ. Được biết đó là do Bộ Tư Lệnh Dù yêu cầu để Lử đoăn III được văo căn cứ như đơn vị tăng phái phối hợp phòng thủ, tôi mới thuận cho đoàn quân của Trung tá Phát vào phi trường. Thật là đúng lúc cần thiết và tôi rất bằng lòng có thêm người để giử an toàn cho căn cứ hiện trong tình trạng bỏ ngỏ. Tôi phối họp ngay với Trung tá Phát để phối trí việc phòng thủ căn cứ với Không đoàn Yểm Cứ của Trung tá Phạm Bá Mạo và Trung tá Nguyễn Văn Thiệt vì căn cứ mênh mông với vòng đai hình vuông mỗi cạnh 6 km, mà Liên đoàn Phòng Thủ chỉ có khả năng phụ trách canh gác vòng đai gần mà thôi. Dù muốn dù không, căn cứ không quân Phan Rang đã trở thành tiền đồn của Miền Nam mà tôi đang là người có nhiệm vụ phải chống giữ. Tôi chỉ thị Trung tá Diệp ngọc Châu Phụ tá Nhân Huấn phải theo dỏi sát vấn đề nhân viên, để đừng xảy ra tình trạng bung chạy, vì quá hoang mang, giao động trước việc, có thể chiến đấu như bộ binh.
Trung tá Phát xử dụng Đại đội Trinh sát Dù, bung ra kiểm tra nội vi căn cứ và đánh đuổi một vài tên du kích mon men vào Đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của căn cứ. Về phần Không quân, câc cấp phi hành và kỷ thuật đê am hiểu tình hình mới, chấp nhận thực trạng và hết mình nổ lực chiến đấu vì nhu cầu phòng thủ.
Vào buổi chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 ghé căn cứ thăm hỏi tình hình. Sáng hôm sau, rời căn cứ bay về Saigon.
Ngày 2.4.1975, Saigon tăng cường một đơn vị Dù. Trung tá Phát liền xử dụng để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xả.
Lúc 2 giờ chiều, tôi bay xuống Phan Thiết đón Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3. Khi gặp tôi, ông nói sở dĩ muốn gặp tôi tại Phan Thiết là để xác nhận sự hiện hữu của Phan Rang, mà giờ nầy lẻ ra cũng đã bỏ chạy như Nha Trang và Cam Ranh rồi. Sau khi nghe tôi thuyết trình tình hình, Trung tướng Toàn nói:” kể từ buổi thị sát nầy, Phan Rang sát nhập vào Quân đoàn III, trở thành cứ điểm cực Bắc của quân đoàn.”
Cùng ngày tôi nhận được lệnh Bộ tổng tham mưu chỉ định tôi phụ trách bảo vệ Phan Rang.
Ngày 3.4.1975, TĐ5 Dù để tạm kiểm soát các khu vực cạnh thị xã và nội vi phi trường. Từ Ba Râu đến Thị xã, dân chúng bớt hoảng sợ mặc dầu sanh hoạt vẫn còn rụt rè. Trong căn cứ Không đoàn Yểm Cứ đã chấn chỉnh an ninh nội bộ khiến cho căn cứ lần lần lấy lại sanh hoạt bình thường.
Đại tá Lê văn Thảo Không đoàn trưởng Không Đoàn 92 Chiến Thuật với 3 phi đoàn A-37, 524 Thiên Lôi, 534 Kim Ngưu và 548 Ó Đen. đã sát cánh cùng đoàn viên xuất kích đêm ngày rất hữu hiệu.
Trung tá Lê Văn Bút Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật với 2 phi đoàn trực thăng 229 và 235, 1 phi đoàn Quan sát 118 và một bộ phận của Phi đoàn 530 A-1 với Phi đội tản thương 259 C, đã bay thi hành nhiều công tác khó khăn nguy hiễm.
Trung tá Đổ hữu Sung và đoàn kỷ thuật gan dạ, chu toàn mọi công tác sửa chửa và trang bị dưới làn pháo kích ngày đêm của địch.
Theo tin tức của các quân nhân ta từ các nơi ghé xin phương tiện về Saigon, thì VC đang xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Tôi liền cho phi cơ quan sát bao vùng và chỉ điểm cho phi cơ A-37 đánh phá.
Cộng thêm các khó khăn, việc tiếp tế nhiên liệu đang gặp trở ngại vì xe bồn không cung cấp như bình thường, bởi cảng Cam Ranh đã bị địch chiếm. Vì vậy hàng ngày, tôi phải nhận tiếp tế từ Saigon bằng phi cơ C-130, một số lượng nhiên liệu tối thiểu cho hành quđn mà thôi.
Để tránh hổn loạn khi bị pháo kích dồn dập, tôi cũng phải cho nửa số phi cơ về trú đêm ở Saigon, để sáng hôm sau trở ra với đầy nhiên liệu.
Trong ngày, khi biết có tàu Mỹ đang lảng vảng ngoài vịnh Phan Rang để chở một số người, tôi liền cử Trung tá Lý Văn Bút dùng trực thăng đáp trên một trong những tàu đó để chào hỏi và cho biết hiện tình ở Phan Rang. Tiếp đón và trả lời những điều muốn biết trong lối 1/2 giờ, Hạm trưởng thúc giục Trung tá Bút rời tàu. Xuyên qua lời trình thuật của Trung tá Bút, tôi đê hiểu rỏ ràng là trong cấp thời, Mỹ không còn có ý định dính líu gì nửa đến cuộc chiến đang diễn tiến hiện nay.
II – BỘ TƯ LỆNH TIỀN PHƯƠNG
Phan Rang nằm vào phía Nam của một thung lủng hẹp bao bọc bởi các dải núi về hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Ngày đêm phi cơ trong căn cứ liên tục quan sát bao vùng và oanh tạc ngay các mục tiêu bị phát hiện. Các đơn vị VC đã tiến quá xa với hậu tuyến của họ. Họ chỉ mới tiếp thu Nha Trang và Cam Ranh. Với mức độ hành quân 10 cây số ngày hoặc gia tăng với phương tiện chiếm được thì không thể tập trung tấn công ngay được. Có thể có những phần tử lẻ tẻ đã xâm nhập và đang ém quân, nhưng ngoài ra Phan Rang chưa có nguy cơ bị tấn công ngay bởi quân chánh quy. Muốn tấn công, có thể chỉ có từ 2 hướng: Một là từ hướng Bắc, theo QL 1 tiến qua đèo Du Long thẳng vào thị xả và hai là từ hướng Tây tấn công từ Khrông Pha qua Tân Mỹ hướng về thị xả Phan Rang. Ngoài ra còn có một ít đường mòn từ Vườn Dừa, Ba Ngòi chạy theo hướng Nam Tây Nam sát căn cứ KQ hướng về Tân Mỹ có thể chọn để xâm nhập được. Trong lần bay quan sát chiều ngày 14.4.75, tôi thấy một vài thiết vận xa địch trên những đường mòn nầy vào hướng Tây Bắc của căn cứ, cách khoảng 8 km. (Đương nhiên, khi bị phát hiện, chúng đều lẫn trốn trước khi bị oanh tạc.)
Thị xã và Phi trường Phan Rang nằm vào phần Nam của cái thung lũng đó. Quốc lộ 1 và đường xe lửa chạy song song xuyên qua đèo Du long về thị xả, tách ra tại Thôn Ba Râu, chạy sát phi trường rồi tiến về Nam không qua thị xã. Từ thị xã đến Du Long khoảng 15 km với Ba Râu khoảng 9 km và với Că Đú khoảng 4 km. Từ Cà Đú đến thị xã, mặt đất bằng phẳng.
Phi trường Phan Rang rất rộng, hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6 km, nằm giữa QL 1 và QL 11 và sát với đường xe lửa về hướng Đông, cách thị xả 5km và Nha Trang khoảng 80km. Có 2 đường bay song song, 1 bằng xi măng cốt sắt vă 1 bằng vĩ nhôm dài 10.000 bộ, rộng 150 bộ. Có đầy đủ cơ sở cho kỷ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh căn cứ do 7 đại đội Địa phương quân phụ trâch.
Ngày 4.4.1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chánh thức đến Phan Rang cùng với toán truyền tin và chuyên viên, nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, và thiết lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong Căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân, nằm vào lối 5km Bắc Tây Bắc của Thị xã Phan Rang. Ông cho biết là đã được Thượng cấp chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang. Bởi tin tưởng vào lời hứa hẹn nầy, nên Ông rất vui lòng đảm nhận chức vụ.

Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
Vì địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nghi quan niệm:
” Phải chống giữ mặt Bắc từ Quận Du Long, mặt Tây từ Quận Tân Mỹ và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân, cũng như giữ an ninh cho Thị xả phối họp với một số đơn vị Địa phương quđn còn lại.”
Theo quan niệm đó, Trung tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cở 2 sư đoàn mới có thể trong tạm thời phòng thủ được. Đó là:
Mặt Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xả hoặc vào căn cứ.
Mặt phía Tây, trín Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường.
Bảo vệ an ninh cho thị xả và phi trường do các đơn vị chánh quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.
Ngày 5.4.1975. Trong ngày, thỉnh thoảng vẫn có vài quân nhân Không quân thất lạc trình diện xin phương tiện về Saigon và luôn xác nhận là vẫn có một số VC xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Chúng nói vì có quân Dù của ta ở phía trước nên chúng còn nấp chờ chi viện.
Ngoài ra Tướng Times, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm và nói sẽ sắp xếp cho người của ông thường xuyên ở lại đây, để chuyển tin ngay về tòa đại sứ.
Trong mấy ngày qua, tôi đã điều hành công việc như là cấp có trách nhiệm ở Phan Rang, ngoài trách vụ chuyên môn là phụ trách Sư đoàn 6 KQ. Vô tình tôi đã biến căn cứ Không quân Phan Rang thành một cứ điểm phòng thủ tiền tiêu của cuộc chiến tranh rất phức tạp nầy.
Ngày 6.4.1975, trong ngày, sinh hoạt trong căn cứ không quân đã có sự bình thường và các phi vụ đều được thi hành như thông lệ. Thêm một số quân nhân của 7 Đại đội Địa phương quân phụ trách canh gác vòng ngoài phi trường tiếp tục trở về.
Quân địch sau khi chiếm Nha Trang, liền vội vã đến tiếp thu Cam Ranh. Toán viễn thám của họ theo đă chạy tiếp thu, có thể đã xâm nhập từ Vườn Dừa, Ba Ngòi, qua đồi Du Long, xuống về phía Nam. Các Sư đoăn xâm nhập chưa thấy xuất hiện. Chỉ biết có đơn vị F-10 hoặc 968 đang lẫn núp xâm nhập lẻ tẻ.
Ngày 7.4.1975 là ngày đáng ghi nhớ.
Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Phan Rang, vừa trở về với một số công chức, và đang tập họp các lính Địa phương quân và Nghĩa quân.
Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, với 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11 và 1 Tiểu đoăn Pháo binh cùng các Đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận lần lượt đến căn cứ. Trung tướng Nghi liền giao cho nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại Du Long mặt Bắc và tại Tân Mỹ mặt Tây. Tập trung lực lượng khi cần để chận không cho địch vượt qua Du Long. Xử dụng Tiểu đoàn 5 Dù của Trung tá Phát hiện có mặt tại căn cứ giữ an ninh cho phi trường.
Ngày 8.4.1975, khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn 2 Dù đến căn cứ, Đại tá Lương liền điều dộng giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Thị xã đến Du Long, qua các Thôn Cá Đú, Ba Tháp, Ba Râu và Du long, với 2 Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn 3. Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù đuổi địch chạy tán loạn khỏi Ba Tháp và Ba Râu. Địch tổn thất khoảng một đại đội với nhiều vũ khí. Tiểu đoàn 11 được trực thăng của Sư đoàn 6 Không quân, đưa đến chiếm Du Long, và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đỉ Du Long.
Bắt sống tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngở Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, thuộc Không đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long, khi phi cơ A-37 của mình vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại Saigon năm 1992, tại Cuba trong năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000, nhân dịp Tổng Thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)
Tại phía Tây, phần lớn của Tiểu đoàn 5 Dù đã trấn ngữ đầu cầu hướng về Tân Mỹ, ngừa được sự tấn chiếm từ hướng nầy. Trong căn cứ, toán Trinh sât Dù cũng lại đuổi khỏi đồn Đại Hàn một số quân nhân địch vừa lén lút xâm nhập. Tiểu đoàn 7 trừ bị giám sát việc giữ an ninh trong căn cứ không quân với Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù. Kết quả là trong ngày nầy, Phan Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha Trang và Cam Ranh tháo chạy.
Buổi sáng, lúc Trung úy Nguyễn thành Trung vừa oanh tạc Dinh Độc Lập, thì Bộ Tư Lệnh Không Quân bảo tôi phải cho ngăn cản và bắt đáp, nếu Trung bay qua Phan Rang. Lệnh đã được cấp tốc thi hành, và Trung đã không bay qua đây.
Đặc biệt Cha giáo sứ Hồ Diêm, với niềm phấn khởi, đến thăm Trung tướng Nghi để hoan nghênh quân Dù đã giải tỏa được Phan Rang. Điểm đáng đề cao là chính Cha, cùng với lực lượng Nghĩa quân và Nhân dân tự vệ của giáo sứ, đã thành công bảo vệ địa phận mình chống lại các cố gắng len lỏi xâm nhập của địch.
Ngày 9.4.1975, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến Thuật, bay chỉ huy 40 trực thăng HU với 12 trực thăng Võ trang cơ hữu cùng 8 trực thăng Chinook từ Biên Hòa biệt phái. Mục đích là để lên Khánh Dương tìm kiếm và chở về các toán còn kẹt lại của Lữ đoàn 3 Dù, gồm 2 Tiểu đoàn 2 và 6 cùng một số quân của Tiểu đoàn 5, lúc Nha Trang rút chạy. Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 3 Dù phụ giúp tìm kiếm, chọn bãi đáp để rước toán thất lạc nầy trở về. Bấy giờ khu vực Khánh Dương đa trở thành vùng địch kiểm soât, nên tôi cho bay theo 2 phi đội A-37 yểm trợ. Kết quả là đoàn trực thăng đã mang về đến căn cứ Phan Rang, hơn 600 người mà phần lớn lă quân nhân của các Tiểu đoàn 2 và 6, cùng một số thất lạc của Tiểu đoàn 5 với một số ít dân sự chạy loạn đi theo. Toán nầy vào buổi chiều được chở toàn bộ vào Saigon. Cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp, đem về được số quân nhân thất lạc của Lữ đoàn 3 Dù. Thật đúng là một chuyến bốc quân lịch sử. Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường.
Trong thị xã, Đại tá Trần Văn Tự Tỉnh trưởng tiếp tục chấn chỉnh các phần vụ hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân. Ngoài thị xã, dân chúng hãy còn e dè ở lại, nhưng không tuôn chạy nhiều như những ngày trước. Cuộc sống có chỉ dấu trở lại bình thường, tạo nhiều phấn khởi.
Các ngày 10 và 11. 4.1975 có được sự yên tĩnh trong toàn bộ vùng Phan Rang. Bộ Tư lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Địch sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập đang tập trung ém quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm chờ đợi viện quân.
Ngày 12.4.75 là ngày khởi đầu có bất trắc trong việc phòng thủ Phan Rang.
Lệnh từ Quân đoăn III cho biết sẽ rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù vào ngày 13.4.1975, và thay bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn, và Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 trung đoàn, cùng 2 Chi đội Pháo và Chi đội Thiết vận xa.
Liên đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghĩ dưỡng quân, thì được tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng.
Sư đoàn 2 Bộ binh cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngải, vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang, trong khi cả đơn vị hảy còn hoang mang, dao động. Vì chưa kịp bổ sung thiết bị, đơn vị nầy phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo cùng với các trung đoàn ra Phan Rang bằng đường bộ.
Bộ Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.
Chuẩn tướng Lê Quang Lưởng Tư lệnh Sư đoàn Dù và Trung tướng Trần Văn Minh Tư lệnh Không Quân, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ. Cả hai vị đều tỏ ý bất đồng về việc điều quân nầy. Trung tướng Minh nói để căn cứ không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì không thể sửa chửa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu cầu được. Chuẩn tướng Lưỡng cũng nói, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt mà thay bằng 2 đơn vị đã từng vội vã rút quân vă còn đang chờ đợi bổ sung quân số.
Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước lúc ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.
III. TRẬN CHIẾN QUYẾT ĐỊNH
Ngày 13.4.1975 là ngày đánh dấu nhiều việc không may xảy đến cho tuyến phòng thủ Phan Rang.
Trong ngày, liên tục toán kiểm thính Phòng 7 TTM báo cáo có sự hoạt động bất thường của các đơn vị Sư đoàn 325 và Sư đoàn 3 Bắc Việt.
Tướng Times của Tòa Đại sứ Mỹ hấp tấp bay đến, dẫn theo Ông Lewis, chuyên viên truyền tin, để chuyển về Tòa Đại sứ mọi biến chuyển mới nhứt của mặt trận. Ông Lewis ở lại, rất tích cực làm việc và rất bình tĩnh lúc địch dồn dập tấn công.
Sau mấy ngày ém quân, địch bắt đầu chuyển quân từ khu ém quân và khởi sự pháo kích văo căn cứ không quđn. Các đơn vị địch đang tìm cách tấn công các điểm cao ở vùng đồ Du Long và phía Đông Ba Râu. Đơn vị địch 968 cũng bắt đầu xâm nhập lẻ tẻ từ phía Tây của căn cứ không quân, phối họp với từng đợt pháo kích.
Tiếc thay, trong tình thế như vậy mà cơ cấu phòng thủ phải thi hành lệnh thay quân đang chiến đấu tốt, bằng 2 đơn vị vừa mới được bổ sung sau khi bị tổn thất nhiều về trang bị và tinh thần.
Trong khi bộ phận lớn của Lữ đoàn 2 Dù, gồm Tiểu đoàn 7 với các bộ phần nặng và Tiểu đoăn 5 của Lữ đoăn 3 Dù rời căn cứ, thì Đại tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Biệt động quân và 3 tiểu đoàn 31, 36 và 52 cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130. Quân số Liên đoàn gồm khoảng 1.000 người. Các đơn vị liền vội vã đến trám vào các địa điểm đóng quân của Tiểu đoăn 11 Dù tại Du Long và Ba Râu. Tiểu đoàn 31 trám tại Du long, Tiểu đoàn 36 trám từ Ba Râu đến Cá Đú và Tiểu đoàn 52 làm trừ bị. Đang thay quân thì chạm súng với các toán thăm dò của địch.
Cùng lúc, Trung đoàn 4 của Sư đoàn 2 Bộ Binh, quân số khoảng 450 người, từ Bình Tuy theo đường bộ cũng vừa tới, và được giao trách nhiệm trấn giữ mặt Tây căn cứ và bảo vệ phi trường thay cho Tiểu đoàn 5 Dù vừa rời căn cứ.
Theo khuyến cáo của Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Giao, Tham mưu trưởng Sư đoàn 6 Không quân được nhiệm vụ cùng các chuyên viên về Tđn Sơn Nhất để phụ lo việc quân số và tiếp liệu cho Sư đoàn.
Ngày 14.4.1975, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cùng Trung đoàn 5 vừa đến với khoảng 450 quân, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt Nam căn cứ và phi trường vì Lữ đoàn 2 Dù đã hết nhiệm vụ và đã bàn giao với Trung đoàn 4 hôm qua. Lực lượng Pháo binh chỉ có 1 Pháo đội 105 ly hiện diện tăng phái cho Tiểu khu trong đó có một Trung đội đóng tại An Phước, phía Nam phi trường lối 10 km.
Thị xả được phòng vệ bởi khoảng 1 tiểu đoàn Địa phương quân còn lại. Cùng lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, theo lệnh, đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 giử chức vụ tỉnh thưởng thay Đại tá Trần Văn Tự.
Cũng để dự phòng cho những ngày tác chiến sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân cũng vừa gởi đến, một phi cơ C-47 để tăng cường phương tiện hành quân cho Bộ Tư lệnh Hành quân.
Bên ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp Đại đội từ khu ém quân, đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một trong các đơn vị nầy đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía Bắc, lúc mờ sáng. Phi cơ trực thăng tuần tiểu phát hiện, và cùng với trực thăng võ trang, yểm trợ cho một bộ phận của Tiểu đoàn 11 Dù đang chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập nầy. Kết quả địch rút chạy, bỏ lại gần 100 tên bị hạ với khoảng 80 vũ khí đủ loại, trong đó có 2 súng cối 82 ly và 2 khẩu đại bác không giựt 75 ly. Ta chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh và 1 thiết vận xa phòng thủ phi trường bị chây. Trung tướng Nghi tưởng thưởng ngay huy chương Anh dũng bội tinh cho các quân nhân hữu công.
Khoảng trưa, Tướng Nghi và tôi cùng Đại tá Lương chạy xe thong thả từ phi trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại Du Long Tướng Nghi có tập họp và trấn an số Nghĩa quđn có mặt tại đây.
Tóm lại, mặc dầu hôm nay có các cuộc đánh thăm dò của địch, mặt trận vẫn đứng vững như những ngày qua. .
Ngày 15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toăn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xả, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt.
Từ chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300 chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.
Quả nhiên, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường, đồng thời cho di chuyển suốt đêm rất nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh v.v…Chúng vượt đồi Du Long, chủ yếu chỉ để tràn qua phòng tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 31 Biệt động quân mà tiến nhanh về hướng Nam. Tiểu đoàn 31 đã ở tại chổ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch vượt được qua. Tại Ba Râu, Ba Tháp và Cá Đú, từ địa điểm đóng quân chờ di chuyển về hậu cứ, từ 2 giờ sáng trở đi, Tiểu đoàn 11 Dù trừ và Tiểu đoàn 3 Dù, cùng với Tiểu đoàn 36 Biệt động quân vừa trám chổ, chạm địch ác liệt, làm chậm sức tấn công ồ ạt của đoàn cơ giới địch. Liên tục bị oanh kích, chúng tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37 không ngớt tung xuống đợt oanh tạc ngăn chăn, nhưng vì không đủ phương tiện soi sâng và hỏa long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất khá nặng nề. Bên ta có 4 A-37 bị bắn bể bình xăng phải về đáp. Trận nầy Không đoàn 92/Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả 4 A-1 của Phi đoàn 530.
Tôi cùng Trung tá Lưu đức Thanh Phụ tá Hành quân Sư đoàn 6 KQ đích thân theo dỏi trận đánh suốt đêm. Chúng tôi liên tục đốc thúc phần tham gia của không quân, kể từ lúc các đơn vị bộ binh chạm súng, liên tục báo cáo địch đang xử dụng hàng đoàn xe để đến sáng chạy từ Du Long tràn xuống. Cuối cùng, đoàn xe tắt đèn vượt qua Ba Râu, vă chiếm thị xả lúc 7 giờ sáng ngày16.4.1975.
Tại Bộ chỉ huy tiền phương, Trung tướng Nghi cũng theo dỏi trận chiến suốt đêm và không nhận được tin gì từ Du Long của Liên đoàn 31 Biệt động quân sau 3 giờ sáng. (Sau nầy, Thiếu tá Đào Kim Minh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 36 Biệt động quân và Thiếu tá Nguyễn văn Tú Tiểu đoăn trưởng Tiểu đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ trấn giữ Ba Râu và Du Long cho biết không hiểu vì lý do gì mà từ 2 giờ sáng không liên lạc được với Bộ chỉ huy. Sở dỉ cần liên lạc khẩn cấp là vì đã 3 ngày, từ lúc thay quân, cứ liên miíê đụng địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn. Đến sáng, khu vực trách nhiệm vẫn yên tịnh như sau những lần chạm súng. Trên đường vẫn an toàn nhưng nhìn vào phi trường thấy đang bị pháo kích.)
Ngày 16.4.1975, lúc vừa sáng, địch lại lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tđy. Đến khi phòng không chúng, bắn trúng chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân, phải trở lại đâp khẩn cấp, thì đồng thời chúng gia tăng số lượng pháo kích.
Lúc bấy giờ mới khoảng gần 8 giờ sáng. Đại tá Biết bổng báo cáo là Du long bị mất và địch đã vào thị xã khiến cho Trung tướng Nghi phải tìm phương thế thích nghi. Cùng lúc, Chuẩn tướng Nhựt vừa đặt văn phòng cạnh Văn phòng Trung tướng Nghi, liền được mời tham gia vào việc duyệt xét tình hình. Sau đó Ông đi thị sát mặt trận tại nơi trách nhiệm của đơn vị mình.
Trong khi Trung đoàn 4 Bộ Binh đang án ngữ bên ngoài phía Tây của phi trường và Trung đoàn 5 đang phòng ngự địch tràn lên từ thị xả, thì bên trong căn cứ tình hình bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ pháo kích quấy rối từng chập. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.
Khoảng hơn 9 giơ sáng, khi trực thăng võ trang bị hỏa tiển SA.7 bắn tại ngọn đồi gần phi trường thì tình hình đã khá nguy ngập. Trung đoăn 4 báo cáo đang chạm địch. Toán Dù bảo vệ Bộ Tư lệnh Tiền phương đang thanh toán các toán VC lẻ tẻ chạy lạng quạng gần khu vực Bộ Tư lệnh Tiền phương. Đến lúc nầy, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng văo khả năng chiến đấu của Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chận địch tràn vào cổng số 1 của căn cứ.
Đến khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền họp cùng Chuẩn tướng Nhựt, Đại tá Lương và tôi để tái duyệt xét tình hình. Vì lẽ mặt trận đã bị thủng từ Du Long và địch đang hăm dọa căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính có thể sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó, nếu địch chọc thủng được phòng tuyến bảo vệ phi trường. Dự trù sẽ đi khỏi phi trường từ cổng số 1 và đi cùng Trung đoàn 5.
Khoảng 10,30 giờ sáng, mãi đến khi các toán quân địch sắp tiến vào Bộ Tư lệnh Tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lịnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập phòng tuyến mới. Trung tướng Nghi, Đại tá Lương, Ông Lewis chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6 Không quân, Lữ đoàn 2 Dù cùng các toán quân lẻ tẻ của Liên đoàn 3I Biệt động quân lối 400 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng Nam.
Đoàn quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ, để cùng đi với Trung đoàn 5 về Cà Ná như dự định. Tại đây, vì không liên lạc được với Chuẩn tướng Nhựt, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía Nam, di chuyển dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước. Đoàn quân an toàn đến Thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa.
Trên đường rút khỏi Ba Tháp, Tiểu đoàn 3 Dù lần xuống bãi biển, tẻ sâu về hướng Nam và không còn thấy Giang đoàn 27, chiến hạm WHEC cùng bất cứ chiếc tău nào khác tại cảng Ninh Chử. Đến một bãi cát xa hơn về hướng Nam của thị xả, đơn vị Dù nầy, gặp và kháng cự với một toán quân địch khác đến bao vây. Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, Tiểu đoàn 3 Dù được một đoàn trực thăng, bốc về an toăn. (Đoàn trực thăng cấp cứu nầy, dự trù đón Bộ tư lệnh tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về, mới bốc được toán Dù trên.)
Tiểu đoàn 11 Dù còn lại rút được qua sông, phối hợp với toán quân vừa thoát khỏi trận phục kích ở Thôn Phú Qúy về được an toăn.
Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh với một ít đơn vị cố gắng di chuyển về Nam lại chịu thêm tổn thất trên đường rút lui. Đại tá Lê Thương, Chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh, trên đường rút về An Phước nơi có Trung đội Pháo binh đang trú đóng, cũng gặp địch đã đóng làm nút chận tại đây rồi,
Tại phi trường, khi đoàn quân của Trung tướng Nghi di chuyển khá xa, thì Sư đoàn 325 VC phối họp với Sư đoàn 3 VC cùng Đoàn 968 tấn công và chiếm phi trường lúc 11,30 giờ trưa.
Thiệt hại của Sư đoăn 6 không quân rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được. Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ: 1 A-37 rớt, 4 A-37 bị bắn về đáp an toàn, 2 trực thăng cháy, 1 phi cơ quan sát cùng khá nhiều trực thăng bị bắn nhưng về đáp được an toàn.
Hải quân ta chỉ có một số ít Giang thuyền bị chìm và mộït chiến hạm bị pháo.
Tại Thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền tin của Đại tá Lương cho hay có 1 đoàn phi cơ xin xác nhận vị trí để xuống bốc. Lúc bấy giờ, với số gần 700 quân nhân vă thân nhân nên khó bóc hết được, vả lại khi trực thăng đến, khó lòng mà giữ được trật tự, chắc chắn sẽ tạo hổn loạn làm lộ mục tiêu giúp địch đến vây bắt. Vì vậy Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn cho đồng đội, từng khổ cực chiến đấu với nhau mà không vì an toàn cho bản thân, nên ra lịnh toán cứu cấp đó không nên đâp, và chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm xa hơn về phía Nam.

Từ trái : Cháu Thảo ( con Đại Tá Khương KQ ), Thiếu Tướng Phạm Ngọc Sang ( KQ )- Cháu Trang ( con Đ/Tá Khương ) - Trung Tá Hiếu - Thiếu Tướng Lê Minh Đảo - Đại Tá Bùi Quan Khương ( SĐ4 KQ ) - Đại Tá Nguyễn Xuân Lộc ( CHT Cảnh Sát Vùng 1 CT )
Thăm Nuôi Trại Tù "Cải Tạo"
Lúc 9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, Ông Lewis và tôi cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn 3 chúng tôi ngược về Nha Trang sáng hôm sau. Trên đường tôi thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thiểu, lang thang đi ngược trở về. Tôi bổng cảm nhận rất có tội đối với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành. Ở tại Đồn điền Yersin 2 ngày, chúng đưa chúng tôi ra Đà Nẳng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22.4.1975 chúng đem phi cơ chở chúng tôi ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây nơi từng giam giữ tù binh Mỹ. Chúng thả Ông Lewis vào tháng 8.1975, Trung tướng Nghi vào năm 1988 và tôi năm 1992.
IV. KẾT LUẬN
Sư đoàn 6 Không quân rời Pleiku ngày 16.3.1975 đến tạm trú tại Nha Trang. Ngày 22.3.1975 được lịnh đến căn cứ Phan Rang đồn trú. Chưa kịp thích nghi với sanh hoạt địa phương thì phải đương đầu với nhiều nổi ưu lự kể từ lúc Nha Trang rút bỏ. Liên tiếp trong 16 ngày, toàn thể quân nhân Sư doăn 6 Không quân đã khắc phục bao khó khăn, trong một hoàn cảnh khác thường của một căn cứ Không quân bổng trở thành một tiền đồn, vừa thi hành các phi vụ, vừa tham gia chiến đấu như bộ binh.
Địa phương quđn và Nghĩa quân Phan Rang có những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đáng khen, như việc bảo vệ Giáo sứ Hồ Diêm được an toàn là một thí dụ.
Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 Trung đoàn 4 và 5, tuy có một số lớn quân nhân hảy còn hoang mang, dao động vì lo lắng cho thân nhân còn kẹt lại khi đơn vị vội vả rút lui, nhưng cũng đã cố gắng tham dự.
Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52, chứng minh được cái tinh thần của người chiến sĩ mũ nâu, mặc dầu sau những trận đánh ác liệt tại Chơn Thành được điều động thẳng ra Phan Rang, không có một ngày nghĩ dưỡng quân, cũng như không được bổ sung quân số, tái trang bị đầy đủ.
Lữ đoăn 2 Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 cùng Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù đã chiến đấu rất tích cực và tạo được sự tin tưởng của nhiều người, quả xứng đáng là những đơn vị thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Với những đơn vị như trên cộng thêm Phan Rang có vị trí rất thuận lợi cho việc phòng thủ, đáng lý Phan Rang không thể bị chiếm quá nhanh như thế được.
Chiếm được Phan Rang, địch mới có lý do tung ra kế hoạch Tổng công kích, mà đáng lý ra theo dự trù, chúng chỉ có thể tung ra vào năm 1976 thay vì năm 1975. Tướng VC Văn Tiến Dũng, sau chiến thắng, đê tuyên bố tại Cuba: ” Khi chiếm được Phan Rang thì coi như chiếm được miền Nam.” Lời tuyên bố nầy chứng minh được việc chọn phòng tuyến Phan Rang là một quyết định đứng đắn của Bộ Tổng tham mưu Quđn lực Việt Nam Cộng Hòa. Việc mất Phan Rang quả đúng là một tổn thất quâ lớn cho công cuộc bảo vệ Miền Nam vậy.
Đã hơn 25 năm, chắc chắn tôi không thể còn nhớ đầy đủ các diễn biến liên quan đến việc phòng thủ Phan Rang. Tôi đã tham khảo một vài tài liệu và tiếp xúc một vài thân hữu. Cộng với ký ức, tôi đã cố gắng ghi lại trong bài viết nầy mọi hiểu biết có thể có và đương nhiên chắc phải có nhiều thiếu sót.

Viết xong ngày 15 tháng 1 năm 2002
Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang

Nguồn:

Sunday, September 25, 2016

Phi Đoàn 229 Lạc Long

Phi Đoàn 229
Lạc Long

Không Đoàn 72
Chiến Thuật

Sư Đoàn 6
Không Quân

Phi Ðoàn 229, Lạc Long được chính thức thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1970, tại Pleiku trong chương trình phát triển và tối tân hóa Không Lực VNCH. Thật sự trước ngày thành lập, Bộ Tư Lệnh Không Quân đã bổ nhiệm một số hoa tiêu trực thăng vừa mới tốt nghiệp tại Hoa Kỳ ra thẳng Pleiku để tiếp tục huấn luyện hành quân do tiểu đoàn 52 không kỵ Hoa Kỳ tại phi trường Holloway đảm nhiệm. Số anh em đầu tiên nầy bay bổng cùng với hoa tiêu Mỹ tại căn cứ Holloway. Trung tá Nguyễn Văn Trang và Thiếu tá Lê Văn Bút là sĩ quan liên lạc KQ, phụ trách và theo dõi chương trình huấn luyện của Tiểu Đoàn 52 Không Kỵ Hoa Kỳ. Hoa tiêu trực thăng đợt 2 huấn luyện hành quân do Đại đội 192nd AHC(Assault Helicopter Co.) tại phi trường Phan Rang (VNAF Program Atch.)

Sau thời gian độ ba tháng, các anh em hoa tiêu đầu tiên trên đã hoàn tất chương trình huấn luyện và trở về phi trường Cù Hanh để chính thức thành lập Phi Ðoàn 229 trực thăng. Các anh em Cơ phi, Xạ thủ, Path Finder, Văn thư... cũng lần lượt bổ xung đến Phi Ðoàn 229 và Bộ Chỉ Huy khung đầu tiên được bổ nhiệm gồm có:

  • Phi Ðoàn Trưởng: Thiếu tá LÊ VĂN BÚT
  • Phi Ðoàn Phó: Ðại Úy ÐOÀN VĂN QUANG
  • Sĩ Quan Hành Quân: Ðại Úy HUỲNH VĂN BÔNG
  • Sĩ Quan An Phi: Ðại Úy VŨ NGỌC HUYÊN
  • Sĩ Quan Huấn Luyện: Ðại Úy PHẠM CÔNG CẨN
  • Sĩ Quan Phụ Tá An Phi và Bay Test: Th/Úy NG. VĂN CHƠI

Một chương trình huấn luyện xác định đẳng cấp và hành quân của Phi Ðoàn lại tiếp tục rầm rộ cho từng cá nhân và Phi Hành Ðoàn. Ngày đêm các máy bay UH-1 (Huey) thi nhau lên xuống tại phi trường Cù Hanh, Holloway và các vùng đồi núi phụ cận. Hợp đoàn đổ quân từ 4 chiếc đến hơn 10 chiếc được rèn luyện nhuần nhuyễn. Các cánh chim non giờ đây là các “Ðại Bàng” oai hùng xuất quân ra mặt trận. Mặc dù giai đoạn huấn luyện hành quân chưa chấm dứt, do tình hình chiến trường đầu năm 1971 rất là sôi động. Các “Pelican” (Sau đó chính thức lấy danh hiệu là Lạc Long) đã có mặt trên bầu trời Tây Nguyên, bắt đầu các phi vụ liên lạc hành quân, tải thương, tiếp tế,vv…

Phi Ðoàn 229 vô cùng đau đớn để cái tang chung đầu tiên trong thời gian đó: anh Nguyễn văn Sơn bị bắn rớt, tử thương trong một phi vụ tản thương ở phía Tây phi trường Pleiku. Biến đau thương thành hành động, toàn thể anh em Lạc Long xung trận bằng tất cả khí thế quyết tâm rửa hận cho anh Sơn. Phi đoàn đã yểm trợ ngày đêm cho các cuộc hành quân vượt biên qua Lào và Kampuchia, cho mặt trận Dakto, Benhet, Ðức Cơ…

Huấn luyện và trưởng thành trong chiến trận vô cùng ác liệt,chỉ chưa đầy 6 tháng sau ngày xuất quân, Phi Ðoàn 229 Lạc Long đã được tuyên dương trước Quân Ðội do thành tích chiến đấu, yểm trợ quân bạn đánh bại bộ đội chính quy Bắc Việt tại Căn Cứ 6 Hỏa Lực Dakto. Nhành dương liễu đầu tiên được trao gắn trên hiệu kỳ Phi Ðoàn 229.

Qua một mùa hè đỏ lửa 1972 từ Tây Nguyên xuống duyên hải, từ Dakto, Kontum, Ðức Cơ, Ban Mê Thuột, Ðức Lập xuống Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, An Lão vv… đâu đâu cũng có cánh chim Lạc Long 229. Phi Ðoàn 229 đã trở thành một đơn vị ưu tú tại Quân Ðoàn 2 và Quân Khu 2, đã đóng góp công lớn trên khắp các mặt trận giữ vững KonTum, tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quan trong tay kẻ thù CSBV. Bằng những chiến tích đó, Phi đoàn 229 cũng đã phải trả một giá tương xứng bằng xương máu của hơn 30 anh em Lạc Long đã hy sinh tại mặt trận trong các phi vụ hành quân. Chúng ta ngậm ngùi thương tiếc các chiến hữu đã bỏ mình cho một cuộc chiến mà chúng ta chỉ biết hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc mến yêu! Bằng những bữa cơm gạo xấy chiên đạm bạc trên chiến trường, chúng ta đã kề vai, sát cánh chiến đấu không sờn lòng nhằm lý tưởng đánh bại bọn CS xâm lược để bảo vệ miền Nam tự do.

Do nhu cầu công vụ, ngày 1-12-1972, Trung tá Ðoàn Văn Quang được bổ nhiệm chức vụ Phi Ðoàn Trưởng thay thế cho Trung tá Lê Văn Bút được vinh thăng trong chức vụ Không Ðoàn Trưởng Không Ðoàn 72 Chiến Thuật. Và sau đó ngày 1-12-1974, Thiếu tá Phạm Công Cẩn đã thay thế Tr. tá Ðoàn Văn Quang (về tu nghiệp tại Bộ Tư Lệnh KQ), trong chức vụ Phi Ðoàn Trưởng Phi Ðoàn 229 cho tới ngày cuối cùng đã dẫn dắt toàn thể Lạc Long rời bỏ phi trường Pleiku trở về Nha Trang, Phan Rang, tham gia trận chiến cuối cùng ở mặt trận Phan Rang và rời bỏ căn cứ Bửu Sơn trong tầm đạn tấn công của CSBV để đưa toàn thể Phi Ðoàn 229 về phi trường 31 Cần Thơ. Ðể rồi theo vận nước đàn chim 229 đã phải tan bầy trong ngày 30-4-1975 đen tối.

Tổng kết những thành tích, tuy mới thành lập từ cuối năm 70 nhưng Phi Ðoàn 229 Lạc Long đã sớm trở thành một đơn vị xuất sắc của KLVNCH. Một Phi Ðoàn ưu tú có mặt hầu hết trên khắp các mặt trận Quân Khu II. Phi đoàn 229 đã được tuyên dương trước Quân Ðội 3 lần và đã được trao dây biểu chương trước Quân Ðội.

Ngày 30-4-1975 miền Nam mất. “Ðất nước còn, còn tất cả. Ðất nước mất…” người ra đi kẻ ở lại… Cuối cùng Phi Ðoàn 229 đã “được thành lập” ở Hoa Kỳ trong tình tương thân tương trợ để giúp đỡ đùm bọc các chiến hữu còn bị VC giam cầm trong các trại tù khắp miền đất nước. Trong thời chiến chúng ta cùng chiến đấu, sống chết trong lửa đạn. Ngày nay chúng ta cũng không bỏ anh em, không bỏ bạn bè.

Chúng ta luôn luôn tưởng nhớ đến các cánh chim Lạc Long 229 đã nằm xuống cho lý tưởng Quốc Gia và chia xẻ niềm đau thương vô hạn với bao mất mát, xót xa của cha mẹ vợ con các anh em ấy.

Gia Ðình Lạc Long 229 hãnh diện cho chiến tích của mình trong thời chiến và nghĩa cử cao quý của mình nơi hải ngoại.

KQ Lê Văn Bút. LL 01

(Found by Huey1756)

PHI ĐOÀN 229 LẠC LONG

Lạc lõng bầu trời mây trắng bay
Long đong gối mộng suốt đêm dài
Phi bào xếp lại làm kỷ-niệm
Đoàn quân cánh sắt một không hai
Hai mươi năm hơn đời lữ-thứ
Hai sương một nắng phỉ đời trai
Chín từng chim hạc đà mỏi cánh
Biên-trấn chiều nay mây có bay ?

Kiến-Hòa



Wednesday, September 21, 2016

Căn Cứ 60 Chiến Thuật KQ và PĐ 532

Gấu Đen 10

Song song với kế hoạch bành trướng và hiện đại hóa Không Quân, Căn cứ 60 Chiến Thuật KQ được thành lập và đồn trú Phi Trường Phù Cát từ 1972. CC60CTKQ tùng thuộc SĐ II KQ thời gian đầu, sau được chuyển sang SĐ VI KQ Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang SĐT.

Phi trường Phù Cát do Không Quân Hoa Kỳ xây cất với phi đạo 10 ngàn bộ (15/33) khả dụng cho hầu hết các phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ như O2, F100, F105 và F104, Trực Thăng, Vận Tải v.v... Khi Căn Cứ được bàn giao lại cho KQVN, vị Căn Cứ Trưởng đầu tiên và duy nhất là NT Nguyễn Hồng Tuyền. Các Không Đoàn và Phòng sở chính của CC60CTKQ gồm có:

1- KĐ Yểm Cứ do Trung Tá Phương đảm trách (KĐT)

  • Liên Đoàn Bảo Trì Tiếp Liệu : Thiếu Tá Tường.
  • Liên Đoàn Phòng Thủ : Thiếu Tá Hà.
  • Phòng Nhân Viên : Thiếu Tá Hai.
  • Phòng Nhân Viên : Thiếu Tá Tôn, sau được thay thế bởi Đại Úy Giản.
  • An Ninh : Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hy.
  • Quân Y : ( Không nhớ tên).
  • Tài Chánh : Trung Úy Trương tấn Thảo.
  • Chiến Tranh Chính Trị : Hoàng như An.

2- KĐ82CT do Trung Tá Nguyễn Văn Trương đảm trách (KĐT)

  • Không Đoàn Phó : Thiếu Tá Nguyễn Kim
  • Phòng Huấn Luyện : Thiếu Tá Lê ngọc Yên (sau khi rời PĐ532).
  • Phòng An Phi : Thiếu Tá Nguyễn văn Xuân (sau khi rời PĐ532).
  • Phòng Hành Quân Chiến Cuộc : Thiếu Tá Ngọc.
  • Các Phi Đoàn tác chiến : PĐ 243 UH (Th/T Thân), PĐ 241 Chinook (Th/T Hiếu) và PĐ 532 A-37 (Th/T Lê Trai).
  • Các Phi Đoàn C7 tại Phù Cát (PĐ 427, 429 và 431) sau này dời về Đà Nẵng và TSN.

Phi Trường Phù Cát nằm cách Thành phố Quy Nhơn khoảng 15 dặm về hướng Tây bắc; Cách Quốc Lộ 1 khoảng 1 dặm về hướng Tây; Quốc Lộ 19 và BTL Sư Đoàn 22 BB nằm về phía Nam của phi trường. Phi trường Phù Cát được dựng lên giữa một thung lũng ba mặt là núi. Ngoài thành Phố Quy Nhơn ra, các địa danh quen thuộc chung quanh CC60CTKQ còn có các Quận lỵ như : Phù Cát, Phù Mỹ về hướng Đông; đèo Phù Củ hướng Đông Bắc; Tam Quan, Bồng Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn phía Bắc; mật khu An Lão phía Tây Bắc; An Khê hướng Tây. Các địa danh kể trên là những vùng tiếp cận với phi trường Phù Cát. Những danh từ nóng bỏng này chắc chắn đã trở nên rất quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào chịu khó theo dõi tin tức Chiến sự hàng ngày trên báo chí cũng như TV/Radio trong thời điểm đó. Mật khu An Lão từng là chiến khu của Việt Minh trong thời chiến tranh chống Pháp. Tin đồn rằng phần lớn đàn ông và thanh niên thuộc các vùng phía bắc Bình Định đã tập kết hoặc vào bưng ... Điều đó không biết có chính xác không Nhưng trên thực tế, mặc dù là một căn cứ KQ, sinh hoạt hàng ngày của anh em chúng tôi từ khi mới tới cho đến lúc ra đi khi nào cũng phải đề cao cảnh giác và luôn luôn có cảm tưởng như đang sống giữa lòng địch ...

Vì nằm giữa đống kiến lửa nên phi trường Phù Cát đã đóng một vị trí Chiến thuật rất quan trọng trong cố gắng ngăn chặn đường tiếp tế giao liên của VC từ vùng duyên hải Bình Định vào mật khu An Lão (Bộ chỉ huy Sư Đoàn 3 Sao Vàng VC) cũng như các cứ điểm của chúng chung quanh thị trấn cao nguyên Pleiku và Kontum. Phi Trường Phù Cát là cái gai hiểm hóc nằm chắn ngang cuống họng tiếp tế của VC nên chúng luôn luôn tìm cách cuối phá, pháo kích và tấn công phi trường ngay từ những ngày đầu; Kể cả một lần chúng đã liều lĩnh đánh đặc công và chiếm đồi 151 nằm sát vòng đai và trong hệ thống phòng thủ phi trường.

Anh em KQ đã từng đáp Phù Cát thì chắc còn nhớ đồi 151 nằm sát phi đạo về hướng Tây. Đồi 151 do một Đại Đội ĐPQ đồn trú. Đồi 151 cũng là cao điểm quan sát các vùng chung quanh phi trường để báo động mỗi khi có pháo kích và chấm tọa độ phản pháo cho quân ban. Nhờ vậy mặc dù Phù Cát bị pháo kích như cơm bữa nhưng thường thường anh em chúng tôi vẫn có đủ thời giờ để sửa soạn tâm linh trước khi nghe đạn nổ. Lý do vì sợ bị phản pháo rất nhanh của Pháo Binh nên VC thường chỉ phóng vài trái 122 rồi bỏ chạy... Vì thế cho nên mặc dù anh em KQ Phù Cát bị ăn pháo rất thường nhưng những trận pháo kích cũng qua đi rất nhanh. Lúc đầu mỗi khi nghe còi báo động thì anh em chúng tôi còn chạy ra hầm trú ẩn, sau quen đi chỉ giật mình rồi ngủ tiếp... chúng tôi bảo nhau đạn không có mắt, rớt trúng ai ráng chịu ...

Như đã trình bày ở phần trên, vì đồi 151 rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ phi trường và các vùng lân cận nên đã một lần VC cả gan đánh Đặc công ban đêm và chiếm được đồi 151. Nhưng chúng chỉ giữ được ngọn đồi trong một thời gian rất ngắn rồi bị chúng ta đẩy lui. Ngày đó có lẽ là ngày bận rộn nhất của các lực lượng phòng thủ và anh em KQ Phù Cát. Vì bằng mọi giá, đồi 151 phải được chiếm lại cùng ngày. Nếu không thì chắc chắn đêm đó căn cứ Phù Cát đã bị thiệt hại rất nặng sau khi VC đã có đủ thời giờ và tầm quan sát chính xác để điều chỉnh tác xạ vào bộ chỉ huy, kho xăng, các Phòng sở, cư xá và quan trọng hơn cả là các ụ phi cơ (A37 thuộc PĐ 532, UH thuộc PĐ 243 và Chinook thuộc PĐ 241) v.v... Đó cũng là ngày mà anh em KQ đồn trú CC Phù Cát được xem cuốn phim chiến tranh sống động nhất trong đời quân ngũ. Được xem bạn mình đánh VC ngay trước mắt... Các phi vụ trực thăng (PĐ 243) tác xạ chính xác và đẹp mắt... A-37 Gấu Đen cất cánh phi đạo 15 lấy đủ cao độ, vòng lại thả bom đồi 151... Đáp phi đạo 33, giúp anh em vũ khí tái trang bị tàu rồi cất cánh đánh tiếp... Đồi 151 đã được chiếm lại cùng ngày.

CC60CTKQ dưới sự lãnh đạo của NT Ng Hồng Tuyền và BCH căn cứ, anh em KQ và các lực lượng bạn đã chiến đấu anh dũng và căn cứ đã đứng vững cho tới tháng Ba 1975 khi bắt buộc phải bỏ căn cứ di tản chiến thuật về phương Nam, lúc đó Buôn Mê thuột đã mất, CCKQ Đà Nẵng và CCKQ Pleiku cũng đã di tản và trách nhiệm yểm trợ cuộc rút quân có một không hai theo Tỉnh Lộ 7 của bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng đã được coi như là chấm dứt...

Phần tiếp theo xin các NT và anh em cho phép tôi được chia sẻ những hoạt động và kỷ niệm trong lúc đồn trú CC60CTKQ có liên hệ trực tiếp tới KĐ 82 CT nói chung và PĐ 532 nói riêng. Cùng xin thưa trước rằng cấu trúc và chi tiết của bài này hòan toàn đóng khung trong phạm vi hiểu biết và trí nhớ của kẻ hậu bối mà thôi và cũng đã hơn 35 năm rồi ... Nếu có sơ sót hoặc thiếu chính xác thì cũng xin các NT và anh em bổ túc thêm rồi cười trừ bỏ qua cho.

PĐ 532 Gấu Đen

Phi Đoàn 532 A-37 thuộc Không Đoàn 82 Chiến Thuật, Căn Cứ 60 Chiến Thuật Không Quân Phù Cát được thành lập năm 1972. Nhân viên của Phi Đoàn đến từ các phi đoàn A-37 516, 520, 524, 526 và 528 cùng với hai vị SQLL từ các trường bay bên Hoa Kỳ mãn nhiệm kỳ hồi hương. Danh Sách đầu tiên của Phi Đoàn gồm có 14 người :

  • Th/T Lê Trai (PĐ528) - PĐT
  • Th/t Lê tuấn Đạt (SQLL) PDP
  • Đ/U Ng thiện Ân (SQLL) TPHQ
  • Đ/U Lê ngọc Yên (524) SQHL
  • Đ/U Ng văn Xuân (526) SQAP
  • Đ/U Ngô văn Trung (524)
  • Đ/U Ng đăng Huấn (516)
  • Tr/U Võ Tống Linh (520)
  • Tr/U Ng Nhật Minh (524)
  • Tr/U Đinh văn Trang (528)
  • Th/U Ng văn Trường (526)
  • Th/U Bùi Huy Sơn (520)
  • Th/U Châu văn Yến (526)
  • Th/U Phạm khắc Khuê (520)

Chỉ trong một thời gian ngắn, PĐ 532 được bổ sung thêm quân số rất hùng hậu, phần nhiều là các phi công vừa mãn khóa từ Hoa Kỳ và các anh em bên quan sát bay xuyên huấn A-37. Cho tới tháng 3/1975, PĐ 532 đã có tới gần 30 Pilot khả dụng hành quân.

Vùng Hoạt Động

Như các NT và anh em đã biết, Sư Đoàn VI KQ có hai phi đoàn khu trục, PĐ 530 A1 (Thái Dương) đồn trú Căn Cứ Pleiku và PĐ 532 A-37 (Gấu Đen) đồn trú Căn Cứ Phù Cát. Cùng với Thái Dương, địa bàn hoạt động chính của Gấu Đen về phía Đông là vùng duyên hải phía Bắc Vùng II CT từ Tuy Hoà, Sông Cầu trở ra tới ranh giới Vùng I CT; về phía Nam từ Phú Bổn trở ra; về phía Tây và Tây Bắc có An Khê, Pleiku, Komtum và các tiền đồn như Plei Me, Lệ Minh, Chu Pao, Đức Cơ, Tân Cảnh, Võ Định, Dakto, Diên Bình, Gia Vực, đường mòn HCM v.v... Về phía Bắc và Đông Bắc có các địa danh nóng bỏng như Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Ân, Hoài Nhơn, đèo Phù Củ v.v. Nhiều khi anh em chúng tôi cũng được chỉ định bay những phi vụ xa hơn về phía Nam để yểm trợ các chiến trường như Gia Nghĩa (Quảng Đức), ngã ba giên giới, Muôn Mê Thuột, Hà Lan v.v... Phi Công PĐ 532 đã từng tham chiến tất cả các mặt trận tại các vùng kể trên, ngay cả chiếc cầu Diên Bình trên Quốc Lộ 14 phía Bắc Kon tum, mặc dù không có những cuộc không tập lớn như cuộc không tập của KĐ92CT Phan Rang với 40 A-37 gồm 3 phi đoàn, anh em Thái Dương và Gấu Đen cũng đã đánh chiếc cầu này nhiều lần bằng cả 3 phương pháp : Normal bomb run, BOBS và truy kích. Tuy nhiên như các NT và anh em phục vụ tại Vùng II đều biết, chiếc cầu này rất quan trọng đối với VC lại không lớn lắm nên dù bị đánh sập hoặc hư hại nặng, Công Binh VC đã sửa chữa ngay và cây cầu lại trở nên khả dụng chỉ một vài ngày sau đó, và quân ta lại đánh nữa ... Cái vòng luẩn quẩn đó cứ lập đi lập lại hoài cho đến ngày SĐ VI KQ di tản chiến thuật ...

Trong khói lửa chiến tranh của Vùng II CT, PĐ 532 đã trưởng thành mau lẹ. Cho tới tháng Ba 1975, PĐ 532 đã có hơn 30 phi công khả dụng hành quân cộng thêm với số anh em A1 từ PĐ 530 bay xuyên huấn A-37. Cuối tháng Ba (1975) chúng tôi được lệnh di tản về Nha Trang. Vừa đáp xuống Nha Trang chỉ kịp đổ xăng thì được lệnh bay đi Phan Rang. Ngày hôm sau lại được lệnh về Tân Sơn Nhất... cuối cùng là Căn Cứ KQ Bình Thủy (Cần Thơ) rồi sát nhập KĐ74CT cho đến ngày thật sự tan hàng (30/04/1975).

Một điều không biết có nên gọi là may mắn ... Trong gần 3 năm hoạt động trên hầu hết các chiến trường Tây Nguyên và Duyên hải Vùng II CT, PĐ 532 chỉ mất đi có hai phi công : Th/U Châu văn Yến gẫy cánh tại Chu Pao và Th/U Phạm Vàng tại An Khê. Âu đó cũng là sự hy sinh quá nhiều của anh chị em KQ nói riêng và tất cả các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu cho lý tưởng tự do nói chung. Họ và gia đình đã hy sinh quá nhiều cho một cuộc chiến đầy Chính Nghĩa nhưng chúng ta đã thua chỉ vì giới lãnh đạo quá kém cỏi, tham ô và đã để chúng ta hoàn toàn bị lệ thuộc vào bàn tay nhem nhuốc của các đế quốc tư bản cũng như Cộng sản; làm lợi cho những ý đồ riêng tư của họ... Điều đau lòng đó chắc chắn sẽ còn vương vấn mãi trong lòng anh chị em cựu Quân nhân chúng ta nói riêng và tất cả con dân Việt Nam nói chung; những con người mãi mãi yêu chuộng lý tưởng Độc Lập, Tự Do, Hoà Bình và Nhân Đạo.

Gấu Đen 10



Thursday, September 15, 2016

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân


(1931-2002)
SQ: 51/600.003
Sinh ngày 12-8-1931 tại Xả Bình Hòa, Tỉnh Gia Định

  • 1951: SVSQ Khóa 1 Lê Văn Duyệt Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
  • 1952: Thiếu Úy Trung Đoàn 17 Bộ Binh
    • Tháng 10 Tuyển chọn vào Không Quân
    • Tháng 12 Du học khóa Hoa Tiêu Vận Tải DC-3 trường Không Quân Marrakech Maroc
  • 1953: Theo học khóa MD-312 căn cứ Không Quân Avord, Pháp
  • 1954: Tu Nghiệp MD-315 Oanh tạc
    • Tháng 5 Thụ huấn DC-4 tại Orleans, Pháp
    • Tháng 10 Hoa tiêu vận tải Loulouse, Pháp
  • 1955: Vận chuyển đồng bào Di Cư từ Bắc vào Sàigon
  • 1956: Tu nghiệp DC-4 vận tải cơ căn cứ KQ Hickam Field. Honolulu Hoa Kỳ
  • 1957: Thiếu Tá hướng dẫn phái đoàn Không Quân VN thăm viếng Hoa Kỳ
  • 1959: Thăng cấp Trung Tá tạm thời
  • 1961: Du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas Hoa Kỳ. Tháng 5 Thăng cấp Trung Tá thực thụ
  • 1964: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang.
  • 1965: Tư Lệnh Không Đoàn 33 Chiến thuật Tân Sơn Nhất
  • 1966: Chánh Võ Phòng Phủ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương
  • 1969-1970: Đại Tá theo học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng
  • 1970: Chuyên Viên nghiên cứu tại Bộ Quốc Phòng
  • 1971: Du học khóa Quản Trị Quốc Phòng tại Navy Post Graduate School Monterey, California Hoa Kỳ
  • 1972: Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 6 Không Quân tân lập Pleiku
  • 1973: 16-12 Tuyên Dương Công Trạng trước Quân Đội Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu
  • 1974: Vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức
  • 1975-1988:
    • 15-3 Di tản chiến thuật SD6 KQ từ Pleiku về Phan Rang
    • 16-4 Phan Rang thất thủ bị Cộng Quân bắt lúc 9:00 giờ đêm
    • 22-4 Giải ra Bắc và giam giử tại Sơn Tây
    • Trải qua 17 năm tù tại các trại Yên Bái, Hoàng Liên Sơn 1976
    • Hà Tây, Hà Sơn Bình 1978
    • Nam Hà, Hà Nam Ninh 1983
    • Hàm Tân Z30 1988
  • 1992: Ngày 11-2 ra tù cộng sản sau 17 năm
  • 1993: Định cư tại Garden Grove, California, Hoa Kỳ
  • 2002: Mãn phần lúc 6:00 chiều ngày 30-11 Hưởng thọ 71 tuổi
    • Tang Lễ cữ hành rất trọng thể với Phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa
    • 8-12-2002 lúc 3 giờ chiều hỏa táng có 3 phi cơ Quan Sát Cessna bay lượn để chào tiễn biệt lần cuối cùng.

Huy Chương:

  • Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân chương
  • Không Lực Huân Chương
  • Phi Dũng Bội Tinh với cánh chim Vàng và Bạc
  • Anh Dũng Bội Tinh Nhành Dương Liễum Ngôi Sao Vàng, Ngôi Sao Bạc và Ngôi Sao Đồng cùng nhiều huy chương Quân Sự, Dân Sự Việt nam và Đồng Minh

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang

Một Vì Sao Lặn - Hai Điều Trăn Trối


Hạnh Nhơn

NV, Dec 17, 2002

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang đã ra người thiên cổ, nhưng sự qua đời của ông đã để lại cho chúng ta một ấn tượng và những hình ảnh bi hùng của một người lính cho tới chết vẫn trung thành với chất lính, vốn là những con người lúc chiến đấu trận mạc thì qủa cảm, tận tụy và trách nhiệm, khi sa cơ vẫn bảo vệ nhân cách của mình bằng cái chết. Sau đây là một bài viết về một vì sao đã lặn, nhưng chắc chắn sẽ cho chúng ta một tấm gương và niềm hãnh diện:

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang đã từ trần trong một ngày ảm đạm mùa đông năm 2002. Hội Ái Hữu Không Quân Miền Trung California đứng ra điều hành tang lễ. Từ trước đến nay chưa có đám tang nào có ý nghĩa tuyệt vời như thế. Lễ nghi quân cách trang trọng để tưởng niệm một vị tướng dầy đủ phong cách, thanh liêm, ôn hòa, đôn hậu, dũng cảm và tài năng. Việc tổ chức tang lễ này cho Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang người ta nhận thấy là vì tình thương yêu người niên trưởng đã một thời tận tụy hy sinh cho quê hương, cho chiến hữu hơn là tổ chức chiếu lệ, với hình thức phải có. Những anh chị em thuộc quân chủng Không Quân khắp nơi đến thăm viếng không khác gì một buổi họp đại hội Không Quân.

Nhiều vị tướng lãnh và các quân nhân các cấp thuộc các quân, binh chủng không hẹn mà đến tham dự đám tang trong tinh thần huynh đệ chi binh rất đông đảọ ba ngày ở nhà quàn, cứ mười lăm phút là đổi phiên hai sĩ quan Không Quân trong lễ phục đứng gác cạnh quan tài, làm chúng ta nhớ lại quân phong, quân kỷ thời trước 1975.

Chiều ngày thứ sáu (6-12-02) lễ phủ cờ VNCH được tổ chức rất trang nghiêm. Chuẩn Tướng Võ Dinh, nguyên Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân, đứng chủ lễ. Tướng Võ Dinh cũng là một vị tướng đầy đủ tư cách, uy nghi tương xứng với vị tướng quá cố. Sau đó là những lời phát biểu của các vị đại diện không ngớt lời ca ngợi và đầy thương tiếc... Chủ nhật 8-12-02 cử hành tang lễ. Khi đưa tiễn từ nhà quàn qua nhà thiêu, trên khung trời trong xanh có nắng ấm, ba chiếc máy bay cessna được điều động quần quanh vùng tang lễ làm ai cũng xúc động và lấy làm vinh dự. Dưới đất, các sĩ quan Không quân trong lễ phục đi hai bên quan tài và trên 500 người thuộc QLVNCH cùng đồng hương im lặng đưa tiễn trong ngậm ngùi, thương kính.

Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang đã yên nghỉ, không còn đau đớn xác thân, vong linh đã bay xa lên cõi vĩnh hằng, thanh bình và an lạc. Đặc biệt hơn hết, ông đã để lại hai điều trăng trối làm chúng ta phải động tâm suy gẫm.

Điều Trăn Trối Thứ Nhất

thứ nhất là theo nguyện vọng của Ông, tất cả số tiền phúng điếu sẽ được giúp cho thương phế binh VNCH thiếu may mắn còn ở lại Việt Nam. Một vị tướng có tiếng là thương lính, cùng sống với lính. Nhất là trong cuối trận chiến tháng 4 năm 1975, ông đã cương quyết ở lại chiến đấu cùng anh em, cuối cùng bị sa lưới, lọt vào ổ phục kích của đối phương, để chịu đựng 17 năm trong lao tù Cộng Sản.

Trong vòng lao lý, Tướng Phạm Ngọc Sang vẫn giữ đúng nhân cách làm cho các anh em tù nhân khác đều nể phục. Những năm sau cùng, vì sức khỏe quá hao mòn, ông phải mang những chứng bệnh trầm khạ cho đến khi ra khỏi tù, ông sống rất đạm bạc trong sự tận tình chăm sóc của Chuẩn Tướng phu nhân cùng các con hiếu thảọ đến Hoa Kỳ năm 1993, dù phải chống chỏi với bệnh hoạn, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang cùng phu nhân vẫn gần gũi với đàn em, bạn bè, không bỏ một buổi mời họp nào của anh em Không Quân, cũng như thường tham dự những ngày lễ lớn. Giai đoạn cuối đời, khi biết mình sắp từ giã cõi trần, ông đã dặn dò gia đình rằng: «Tất cả tiền phúng điếu dành để giúp cho các thương phế binh VNCH đang sống khó khăn ở quê nhà». Đáp ứng với thiện tâm của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, mọi người đã đóng góp một số tiền đáng kể, lên đến $10,040 (Mười ngàn không trăm bốn mươi mỹ kim). Số tiền đã trao cho Hội H.Ọ. Cứu-Trợ Thương Phế Binh & Cô Nhi Quả Phụ VNCH để làm theo nguyện vọng của vị Tướng nhân hậụ. Số tiền trên có thể cứu giúp cho gần 200 gia đình thương phế binh nghèo khó trong dịp Tết Quý Mùi 2003 năm naỵ.

Chuẩn Tướng Sang, cho đến chết vẫn còn tưởng nhớ đến các chiến hữu đàn em trước kia đã hi sinh chiến đấu chống Cộng quân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh cho đồng bào được sống trong no ấm, an lành, mà nay phải chịu cảnh đui mù, què cụt đang lầm than, cơ cực trải qua 28 năm trời nay trong nước. Nghĩa cử đó làm mọi người khâm phục.

Điều Trăn Trối Thứ Hai

Càng ý nghĩa hơn nữạ gia tài của Chuẩn Tướng Sang để lại chỉ tóm gọn trong một lời kêu gọi:

"Mọi người hãy thương yêu nhau."

Chỉ có sáu chữ thôi nhưng đó là một lời kêu gọi thống thiết!

Hãy yêu thương nhau như ông đã yêu thương tất cả mọi người bằng một tình thương chân thật. Chúng ta đáp ứng làm sao với lời trăng trối đó? Hãy tìm ra một phương cách dung hòa để cuộc sống của chúng ta được vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn. Có lẽ Chuẩn Tướng Sang có nghe hoặc cảm thấy một vài bất đồng nào đó trong chúng ta chăng? Và ông đã đau lòng, ước ao được hàn gắn lại chăng? Nhung sức tàn, lực tận, ông không làm gì được nữa, chỉ biết lấy cái chết của mình để gởi thông điệp đó cho chúng ta Rằng, còn lại ở trên cõi đời này, hãy xích lại gần nhau, thương yêu nhau nhiều hơn, tha thứ cho nhau nhiều hơn, tha thứ cho nhau để san bằng những tị hiềm, dị biệt. Rồi từ đó, chúng ta sẽ tìm ra nhiều lối cư xử khác nữạ Nơi đất nước thứ hai này, xin hãy giữ gìn thể thống của dân tộc Việt Nam.

Hãy làm gương cho những thế hệ tiếp nốị Tránh những việc làm không xứng đáng và những lời nói gieo đau khổ cho nhaụ «Một sự nhịn, chín sự lành». Nếu thương mình, thương người thì không làm hạ nhân phẩm của mình của người khác. Hãy bắt tay nhau làm lại nếu có những sai lầm, góp ý với nhau bằng những lời lẽ ôn hòa, tử tế, thanh nhã. Cần nhất là không cố chấp, không vì khác chính kiến mà khích bác nhau. Trong tinh thần hỉ xã, hãy tìm đến nhau xuề xòa, bắt tay nhau với nụ cười chân thật, tâm hồn chúng ta sẽ nhẹ nhàng, thanh thản.

Chúng ta sẽ tạo cho đời bộ mặt dễ thương hơn, tốt đẹp, tươi mát hơn. Cộng đồng nhờ đó sẽ đoàn kết hơn. Tinh thần đoàn kết chúng ta vốn sẵn có, điển hình là trong tổ chức đại nhạc hội gây quỷ sậy dựng tượng đài Việt Mỹ vừa quạ Hàng hàng,lớp lớp đồng bào Việt Nam quy tụ lại để góp công, góp của ngoài ước lượng nhu cầu cần đến cho một đại cuộc đầy chính nghĩạ. Chỉ cần thiếu, cần bổ túc thêm một tình yêu thương giữa chúng ta, yêu thương và hỉ xã. « Hãy thương lấy nhau, hãy đùm bọc nhau». Tinh thần này do tổ tiên, cha ông ta để lạị. Muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phú cường trong tự do, dân chủ , trước tiên chúng ta phải thương yêu, đùm bọc nhau đã.

Tinh thần Phạm Ngọc Sang, lời di chúc của một đàn anh khả kính, đạo đức là một vang vọng cấp thiết trong mọi người con dân Việt hôm nay. Trong một tan hoang, điêu tàn ngôi nhà của Mẹ, xin những đứa con trong dòng máu Tiên Rồng hãy mau mau hồi tỉnh. Chúng ta, những người con ly hương vì Cộng Sản tham tàn, xin hãy ngồi lại bên nhau bên niềm thương yêu, tha thứ và nhất quyết phải làm một điều gì cho Tổ Quốc thôi điêu linh, cho dân tộc thôi đọa dày, cho quê hương thôi nhục nhằn nghèo khó.

Hạnh Nhơn

Về Với Không Gian Thân Tình

Đỗ Tiến Đức


Dec 12, 2002

Tướng Phạm Ngọc Sang đã mất rồi. Tin ông từ giã cõi đời không làm tôi ngạc nhiên hốt hoảng, nhưng đã khiến hồn tôi lịm đi, đầu óc tôi tê liệt, trống rỗng không biết bao nhiêu lâu. Mãi một lúc sau, tôi thấy hình ảnh Phạm Ngọc Sang đang dần dần hiện ra Đó là cảnh anh nằm bất động trên giường bệnh, phòng số 5, lầu 4 tại nhà thương Garden Grove Hospital. Đó là những lần gặp nhau của gia đình Cao Đẳng Quốc Phòng, anh ngồi lặng lẽ, nghe nhiều hơn nóị. Đó là lúc anh cùng một số bạn bè trong gia đình Cao Đẳng Quốc Phòng kéo lên nhà tôi chơi.

Mới hai tuần trước, ông bà Nguyễn Xuân Vinh từ San Jose xuống Nam Cali có việc. Khi nghe anh Trần Dật báo tin anh Phạm Ngọc Sang đang nằm trong bệnh viện, e khó qua khỏi, ông bà vội ngỏ ý nhờ anh Dật đưa tới thăm ngay buổi chiều hôm thứ sáu đó. Vợ chồng tôi được anh Trần Dật gọi cùng đi nhân thể, vì anh Dật đã hẹn chở tôi đi thăm anh Sang vào cuối tuần. Cảm động nhất trong chuyến đi này là thái độ của bà Nguyễn Xuân Vinh. Bà đang bị đau chân, mỗi bước một khó khăn dù được chồng dìu đi dịu nhẹ. Thế mà khi tới bệnh viện, bà không chịu ngồi trong xe chờ chúng tôi lên thăm, mà bà nhất định đi cùng. Tôi nhớ bà nói: «Tôi phải lên thăm anh Sang chứ. Mà tôi còn muốn thăm chị Sang nữa, vì chúng tôi quen nhau từ lâu lắm, với lại để an ủi chị ấy vì chị ấy chịu nhiều bất hạnh.».

Tướng Sang nằm trong căn phòng hẹp, giữa những chiếc máy bơm thuốc vào cơ thể. Giáo sư Vinh vội vã bước tới bên giường, nắm tay anh, sờ đầu, sờ mặt anh. Giọng ông trầm hẳn xuống : «Sang! tụi này tới thăm Sang! Sang có nhận ra không?» Tướng Sang như bừng tỉnh, đôi mắt mở ra ngu ngợ Trần Dật nói: «Thưa niên trưởng, có ông bà giáo sư Vinh, anh chị Đức tới thăm niên trưởng». Thấy tướng Sang vẫn bất động, anh Dật giải thích với chúng tôi: «Ông ấy không nói được nhưng vẫn nghe được. Ông ấy biết mình tới thăm».

Tôi đứng lặng người nhìn Phạm Ngọc Sang và biết ngay rằng người bạn đồng môn trường Cao Đẳng Quốc Phòng này của tôi đang sống những ngày cuối cùng ở thế gian nàỵ Buổi tối hôm đó, khi về nhà tôi đã email báo tin cho anh em về tình hình Phạm Ngọc Sang. Tôi viết: Khi chúng tôi ra về, tôi tần ngần đứng lại, nói với ông Sang: «Sang ơi, mình về nhé. Nào, bắt tay nhau một cái đi». Và tôi thấy máy ngón tay của Sang nhúc nhích. Tôi vội nắm lấy những ngón tay ấỵ. Tôi có cảm tưởng những ngón tay ông ấy cũng đang muốn nắm lấy những ngón tay tôị..».

Lập tức Đại tá Dương Hiếu Nghĩa từ bang Washington đã email lại cho tôi với lời khuyên đại ý: «Niên trưởng ráng lo giữ sức khoẻ, phải lạc quan để sống. Chúng ta sẽ trở về Sài gòn trong vinh quang vào năm 2005». Ông Nghĩa vẫn có thói quen gọi tôi là «niên trưởng» vì tôi học khoá 1, còn ông ấy học khoá 5 trường Cao Đẳng Quốc Phòng.

Trên đường về từ bệnh viện, vợ chồng anh Trần Dật kể cho chúng tôi nghe về bệnh tình của tướng Sang. Ông đã ra vào bệnh viện nhiều lần trước khi rơi vào tình trạng nguy cấp hiện naỵ Trần Dật là sĩ quan cấp tá trong Không quân của Việt Nam cộng hòa, tuy không làm dưới quyền tướng Sang, nhưng anh nói : «Tôi rất kính phục tướng Sang. Ông là người có tư cách và nổi tiếng thương lính».

Trần Dật kể rằng hơn chục năm trước, anh sáng lập nhóm «Không gian Thân tình» với mục đích kêu gọi những chiến hữu trong không quân ở hải ngoại tương trợ anh em ở quê nhà. Nhóm này có gửi tiền về giúp tướng Sang hai lần, một lần ông còn trong trại tù cải tạo và một lần ông đã được thả. Cả hai lần, tướng Sang đều viết thư trả lờị Trong thư ngày 27 tháng 2, 1991 viết từ Trại Thủ Đức, tướng Sang viết : «.. ..Qua ít hàng này, trước là để xác nhận món qùa nói trên, sau là để cảm ơn qúi anh, mặc dầu xa cách nhau 16 năm, đã còn nhớ đến tôị..». Trong thư ngày 23 tháng 2, 1992, tướng Sang báo tin ông được thả ngày 11 tháng 2. Ông viết : «Hôm 5 tháng 2, 1992 vì bị bệnh đường ruột nên tôi được Trại cho chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫỵ Ngày tháng 2, Trại cử cán bộ xuống Chợ Rẫy lăn tay và làm thủ tục xuất trại cho tôị Hôm 18 tháng 2, tôi xuất viện về nhà».. .. Một đoạn khác ông viết : «Như thế là tôi đã ở trong các trại cải tạo từ 16 tháng 4, 1975 đến 12 tháng 2, 1992, còn ít ngày nữa là đủ 17 năm.. ..».

Theo anh Trần Dật thì ngay khi tướng Sang đặt chân lên miền đất tự do, ông đã đích thân tới nhà anh nhân buổi sinh hoạt của Nhóm Không Gian Thân Tình để bầy tỏ lòng cảm ơn về những số tiền mà anh em đã gửi về quê nhà giúp đỡ ông.

17 năm trong tù cộng sản! Theo lời chị Sang thì chính vì cuộc sống tù đầy, bị hành hạ cả tâm hồn lẫn thể xác nên anh Sang bị bệnh ra máu đường ruột từ lúc anh ở trong trại tù Hà Nam Ninh tức trại tù Ba Sao nổi tiếng khắc nghiệt của chế độ cộng sản.

Tướng Phạm Ngọc Sang sinh năm 1931 tại Gia Định, theo học trường Trung học Petrus Ký rồi bị động viên học khoá 1 Thủ Đức. Năm 1952 ông được cử sang Pháp học khoá 52F huấn luyện phi công Việt Nam đầu tiên. Sau khi mãn khoá, ông về nước và được giao trách nhiệm lái máy bay cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ năm 1955 cho tới ngày chấm dứt chế độ đệ nhất cộng hòạ Ít lâu sau ông được cử ra phục vụ tại trường sĩ quan phi hành Nha Trang. Mang lon Đại tá, ông theo học khóa 3 trường Cao Đẳng Quốc Phòng, rồi năm 1972 ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư đoàn 6 Không quân, đặt bản doanh ở Pleiku, trách nhiệm vùng trời quân đoàn 2. Một năm sau, ông được vinh thăng chuẩn tướng.

Vào đầu tháng 3, 1975, khi cộng sản miền Bắc xua quân tấn công miền Nam, theo lệnh di tản của Tổng thống Thiệu, tướng Phạm Ngọc Sang đưa Sư đoàn 6 Không quân rời Pleiku ngày 15 th6ang 3, 1975 về tạm trú tại Nha Trang. Ngày 22 tháng 3 ông được lệnh mang đơn vị về Phan Rang. Chưa kịp thích nghi với sinh hoạt địa phương, Sư đoàn 6 Không Quân đã phải đương đầu với cộng quân như một sư đoàn Bộ binh.

Và trong cảnh quân ta từ quân đoàn 1 và quân đoàn 2 rút chạy trong hoảng loạn về phía Nam thì Sư đoàn 6 Không Quân của tướng Sang, từ ngày 1 tháng 4 đã trở thành đơn vị phòng thủ ở tuyến đầu, nắm giữ sinh mạng của thủ đô Sài gòn.

Ngày 4 tháng 4, 1975 Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi tới Phan Rang thiết lập bộ chỉ huy tiền phương, đã phải ở trong căn cứ của Sư Đoàn 6 Không quân, vì tình hình đã rất nguy ngập do Nha Trang, Cam Ranh đều đã rơi vào tay địch. Tỉnh trưởng Phan Rang cũng đã lặng lẽ bỏ chạỵ Tướng Sang viết : «Trong mấy ngày qua, tôi đã điều hành công việc như là cấp có trách nhiệm ở Phan Rang, ngoài trách vụ chuyên môn là phụ trách Sư đoàn 6 không quân. Vô tình tôi đã biến căn cứ Không Quân Phan Rang thành một cứ điểm phòng thủ tiền tiêu của cuộc chiến tranh rất phức tạp này».

Theo hồi ký của tướng Sang thì ít ngày sau, tình hình Phan Rang đã vãn hồi trật tự. Quân cộng sản Bắc Việt trên đường vô miền Nam đã bị đánh bật trở lại với những thiệt hại nặng nề. Thế nhưng, bất ngờ vào ngày 12 tháng 4, 1954 lệnh từ Quân Đoàn 3 rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu Đoàn 5 Dù là những đơn vị đang cầm chân địch ở Phan Rang, để thay thế bằng những đơn vị què quặt là Sư đoàn 2 của tướng Trần Văn Nhựt vừa tháo chạy khỏi Quảng Ngãi và Liên đoàn 3 Biệt Động Quân đang thiếu hụt quân số trầm trọng.

Cuối cùng thì trong ba vị tướng ở mặt trận Phan Trang, chỉ có tướng Nhựt là thoát kịp, còn hai tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang bị cộng sản bắt trên đường rút chạy vào sáng ngày 16 tháng 4, 1975. Trong hồi ký, tướng Sang thuật lại đoạn này như sau : «Trung tướng Nghi, ông Lewis và tôi cùng một số quân nhân bị địch bắt. Ngoài số quân nhân này bị họ đưa đến một địa điểm khác để giam giữ, riêng ba chúng tôi thì bị chúng dẫn ngược về Nha Trang sáng hôm saụ Trên đường tôi thấy rất nhiều xe thiết giáp, thiết vận xa và vận tải địch nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thểu, lang thang đi ngược trở về».

Nhìn cảnh dân chúng ngơ ngác, thất thểu bên đường, còn mình thì bị địch bắt, tướng Sang ngđm ngùi phẫn hđn : «Tôi bỗng cảm thấy có tội đối với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành». Cũng trong hồi ký «Trận Phan Rang» viết ngày 15 tháng 1, 2002 tướng Sang nhđn xét rằng «Phan Rang có vị trí rất thun lợi cho việc phòng thủ, đáng lý Phan Rang không thể bị chiếm quá nhanh như thế được». Thế nhưng Phan Rang vẫn mất thật mau lẹ, giống như nhiều nơi khác, bị mất từ lúc cộng quân chưa kịp di chuyển tớị Phải chi nếu Quân đoàn 3 đừng rút khỏi Phan Rang những đơn vị thiện chiến đang phòng thủ để thay thế bằng những đơn vị què quặt, tinh thần còn dao động, thì biết đâu Phan Rang chẳng đứng vững.

Một sĩ quan Không Quân dưới quyền tướng Sang, khi nghe tin ông mất đã kể lại cho bạn bè nghe về lúc đóng quân ở Phan Rang, đã được Thiếu tá Nhẩy Dù Trương Dưỡng viết trong «Đời Chiến Binh» trang 194 đại ý như sau: «Lúc đó có chiếc C47 được trang bị máy móc để làm bộ chỉ huy trên không. Tướng Nghi bảo tướng Sang cùng sĩ quan tham mưu lên bay trên trời để tiếp vđn chỉ huỵ Tướng Sang trả lời rằng : Trung tướng ba sao ở dưới đất, cho tôi là tướng một sao lên trời và có thể bay khỏi đây bất cứ lúc nàọ Không, tôi sẽ ở bên Trung tướng, chịu chung sự nguy hiểm với Trung tướng».

Dù không phải là người có trách nhiệm chính trong việc phòng thủ Phan Rang nhưng ông vẫn băn khoăn day dứt về sự thất thủ của Phan Rang. Sau này ông viết : «Chiếm được Phan Rang, địch mới có lý do tung ra kế hoạch Tổng công kích, mà đáng lý ra theo dự trù (của Hà Nội) chúng chỉ có thể tấn công vào năm 1976 thay vì năm 1975. Tướng VC Văn Tiến Dũng sau chiến thắng đã tuyên bố tại Cuba : «Khi chiếm được Phan Rang thì coi như chiếm được miền Nam».

Lời tuyên bố này chứng minh được việc chọn phòng tuyến Phan Rang là một quyết định đứng đắn của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòạ Việc mất Phan Rang qủa đúng là một tổn thất quá lớn lao cho công cuộc bảo vệ miền Nam.

Tướng Phạm Ngọc Sang đã trải qua nhiều trại tù của cộng sản từ miền Bắc vào miền Nam. Hai trại tù ông ở lâu nhất là Hà Sơn Bình và Hà Nam Ninh. Cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng đã có một thời gian ở chung trại tù với tướng Sang, nói rằng : «Ông Sang là một người rất có tư cách, rất đàng hoàng. Trong tù, ông ít nói, thường ngồi trầm ngâm như một con hổ nhớ rừng. Ông chỉ tâm sự với những người nào mà ông tin cậy». Nhà văn Nguyễn Vạn Hùng cũng từng ở tù chung với tướng Sang và cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng, nói thêm rằng : «Tướng Sang được mọi người gồm tù và cán bộ cộng sản kính nể. Ông hay giúp đỡ và an ủi anh em trong tù gặp những hoàn cảnh khó khăn».

Chị Sang cho biết chị biết anh bị bắt ở Phan Rang khi nghe tiếng anh nói trên đài phát thanh cộng sản. Chị tự an ủi mình và an ủi 5 con rằng, dù sao thì anh Sang còn sống, chị còn hy vọng có ngày gặp lạị Mãi tới năm 1979 chị mới nghe bạn bè cho tin anh Sang đang bị giam ở trại Hà Nam Ninh. Lđp tức chị phải mua «vé đi lại» lần mò ra Bắc kiếm tìm chồng. Khi tới trại tù, chúng chỉ cho chị được gặp anh tối đa 20 phút, và phải soạn sẵn những câu muốn hỏi anh để đưa cho chúng xem trước. Đã thế mà khi hai vợ chồng gặp nhau, tên cán bộ còn ngồi ngay bên cạnh để nghe và kiểm soát.

Vào một lần đi thăm nuôi, anh Sang đã cho chị biết anh bị chứng ra máu đường ruột. Rồi vào ngày tết năm 1992, anh ở trại tù Z30D thì bệnh anh trở nặng có thể nguy đến tính mạng. Vì thế, chúng mới đưa anh vào Bệnh viện Chợ Rẫy, rồi hai tuần sau thì cho giấy tha anh ngay trên giường bệnh. Anh chị đã sang Mỹ năm 1993 theo diện đoàn tụ, do người con trai trưởng vượt biên năm 1989 bảo lãnh. Chị nói : «Tôi thương thằng cháu này lắm. Nó rất là có hiếu, nay đã bốn mươi mấy mà nhất định không chịu cưới vợ. Nó cứ nói nó còn phải lo cho cha mẹ cái đã. Thành thử cô bạn gái thương nó, chờ không được, đã đi lấy chồng, còn cháu vẫn ở không».

Chị cũng cho tôi biết anh Sang sẽ được hỏa táng. Trong tang lễ của anh, có nhiều chiến hữu của anh từ các nơi về Nam Cali tiễn đưa anh lần cuốị Trong số những người bạn này có ông bà Nguyễn Xuân Vinh. Giáo sư Vinh nói về tướng Phạm Ngọc Sang như sau: «Chúng tôi nhap ngũ cùng một khoá, quen biết nhau đã trên nửa thế kỷ. Sang là một phi công điềm tĩnh, tài bạ Khi tôi làm tư lệnh Không Quân thỉnh thoảng chúng tôi có bay chung với nhaụ Anh ấy là một cấp chỉ huy gương mẫu và là một người bạn tốt».

Thôi, xin tạm chia tay nhau, anh Sang.

Đỗ Tiến Đức