Tản mạn của
Diễm
Mấy hôm nay tôi mất ăn mất ngủ vì một cái "Hoạ.” Hoạ... Thơ bắt nguồn từ bài "Thơ Hoạ.” Bài thơ gốc chính là bài "Râu Xanh" gồm 17 câu thơ lục bát của thi sĩ Cung Trầm Tưởng được viết vào năm 1965. Khi ấy tôi chưa chào đời, còn thi nhân Cung Trầm Tưởng thì có lẽ đang vào độ tuổi "chín đỏ trái sầu" đến nỗi ông đã mượn hình ảnh "Râu Xanh" như một ẩn dụ để bày tỏ sự mãnh liệt của mình trong tình yêu. Râu Xanh, trong tiếng Pháp là Barbe-bleue, tiếng Anh là Bluebeard, là một nhân vật rất đỗi “yêu mến những người đẹp” trong cuốn 'Những câu chuyện của Mẹ Ngỗng' của tác giả người Pháp Charles Perrault, xuất bản năm 1697. Hãy nghe nỗi lòng của “Râu Xanh Cung Trầm Tưởng”:
Đến anh thì đến hôm nay Tôi đọc từng câu và cảm thấy vô cùng thú vị với ý tưởng ví von vừa táo bạo, vừa dí dỏm của thi sĩ và thế là trong một phút "rảnh rỗi sinh nông nổi" tôi đã viết 17 câu thơ vừa hoạ, vừa trêu... hi hi... ai lỡ để râu thì ráng chịu!
Chờ em anh để râu xanh (Diễm - 9/8/2018) Viết xong tôi mới chợt giật mình. Ôi ôi! dường như mình vừa lỡ vuốt "Râu Hùm." Thế mà chỉ đúng một tháng nữa thôi là "Hùm Thiêng" từ Xứ Vạn Hồ Minesota sẽ về thăm Miền Cali Nắng Ấm để ra mắt “CUNG TRẦM TƯỞNG - MỘT HÀNH TRÌNH THƠ". Kẻ dám “vuốt râu hùm" chợt thấy vô cùng hối lỗi và muốn có đôi lời tạ tội cùng Cung Tiên Sinh. Chợt, cậu Võ Ý gọi phone phán một câu gọn bâng: "Cháu lên nói 8 phút đó nha!" Ôi Trời! Thật sự đây là “Phước” chứ không phải “Họa,” chỉ có điều một đứa “trẻ người non dạ” như tôi thì biết gì mà thưa thốt? Biết nói gì đây? Lần giở từng bài trong tập thơ gần 700 trang đóng bìa cứng dày, đẹp và quý của Tiên Sinh, tôi thấy mình như một con dế mèn vừa vào cuộc phiêu lưu liều lĩnh trong cõi thơ Cung Trầm Tưởng. Bảy mươi năm hành trình làm thơ của ông được đúc kết bằng bảy tập thơ. Trong khoảng chiều dài thời gian và chiều sâu tư tưởng ấy, có rất nhiều vị tiền bối, những ngòi bút đáng kính trọng đã viết biết bao điều cảm nhận tinh tế và sâu sắc như sau:
Sở dĩ tôi kể ra như vậy là để bạn đọc thấy được tầm cỡ của tác phẩm và vì sao tôi lại băn khoăn “biết nói gì đây?” Cậu Võ Ý thương tình bèn… gợi ý:
- Hay cháu nói về tín ngưỡng trong thơ Cung Trầm Tưởng đi.
Từ ấy tôn vinh thần Vệ nữ Cậu cười vang rồi bèn quay ngoắt 180 độ: - Cháu có biết thi sĩ Cung Trầm Tưởng giỏi Toán lắm không? Hay cháu phân tích Toán Học trong thơ Cung Trầm Tưởng? Hi hi...đúng là Cung Tiên Sinh giỏi Toán thật, vì có một số bài thơ của ông đọc cái tựa thôi là đủ thấy "nhức đầu": nào là "Cấp Số Nhân", một bài thơ khác lại mang tên "Đáp Số", rồi còn có cả “lũy thừa” nữa chứ.
Mai sau thịt thắm da liền Còn nhớ có một lần khi tôi đọc bài thơ "Trên Một Triền Tĩnh Động" có hai câu sau:
Ngủ chim sâu, ngủ n chiều, Tôi cứ tưởng "ngủ n chiều" là lỗi typo, hỏi cậu Ý, cậu cũng không sao đoán ra. Đến khi cậu hỏi thi sĩ Cung Trầm Tưởng thì Nhà Thơ Toán Học cười tủm tỉm trả lời "n" có nghĩa là "n lần" trong Toán Học. Trời! Ha ha… Một người dốt Toán như tôi thì làm sao dám rớ đến cái phạm trù này. Vì vậy, đến bây giờ tôi vẫn loanh quanh "biết nói gì đây?" Đành phải hẹn lại bạn bằng một câu rất đỗi "cải lương": Xin đợi hồi sau sẽ rõ! Diễm - 10/17/2019
|
- Home
- Quân Sử
- Khung Trời Cũ
- Hội Ngộ
- Sinh Hoạt
- Tản Mạn Văn Học
- Tạp Ghi
- Nhạc
- Sư Đoàn 6 Không Quân Hành Khúc
- Bài Ca Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân
- Trần Duy Đức & Hạt Thơ Nẩy Chồi Nốt Nhạc
- Xưa Trên Đó (Võ Ý & Trần Duy Đức)
- Em Yêu Dấu (Hoàng Khai Nhan)
- Mùa Thu Paris (Cung Trầm Tưởng & Phạm Duy)
- Lê Thương & 70 Năm "Hòn Vọng Phu"
- Lệ Đá (Trần Trịnh & Hà Huyền Chi)
- Giai Thoại Về Nhạc Phẩm "Làng Tôi"
- Rơi Về Nhau (Trần Duy Đức & Diễm)
- Nhạc Thính Phòng (Hoàng Khai Nhan)
- Văn
- Thơ
- About
Friday, October 18, 2019
Biết Nói Gì Đây
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment