Tuesday, November 15, 2016

Khai Mạc Đúng Giờ

Chúng tôi, một nhóm bạn, những ngày cuối tuần thường rủ nhau ra quán café ngồi uống café và tán ngẫu. Chúng tôi hẹn nhau 10 giờ, tất cả đều đến đúng giờ, chỉ riêng một anh đến trễ nửa tiếng. Trong nhóm có một anh cũng hơi bực không nhịn được nên nói: Giờ giấc gì mà kỳ cục vậy?  Hẹn 10 giờ mà giờ này mới tời, tụi này sắp tan hàng rồi đó có biết không? Anh bạn đến trễ thản nhiên trả lời không cần suy nghĩ:  "Ôi quan cần dân trễ hơi đâu mà lo, muốn ngồi thêm thì cho tôi ly café đen đậm đi."  Cả nhóm đều cười xòa mà quên đi sự bực bội. An Nam ta có cái lạ: cái gì cũng cười, khen cũng cười mà chê cũng cười, hì một tiếng thì mọi việc hết nghiêm trang.

Cũng một cái đám cưới nọ, ngồi chung bàn 10 người, có một cặp vợ chồng đến trễ hơn 2 tiếng đồng hồ, vừa ngồi xuống thì có một anh trong bàn hỏi:  "Làm gì mà đi trễ vậy bạn?"  Cặp vợ chồng đi trễ trả lời ngay: "Mình đi trễ để chứng tỏ mình là người Việt Nam."  À té ra anh này học thuộc lòng câu:  "Không ăn đậu không phải người Mễ, Không đi trễ không phải người Việt Nam."  Anh còn thên một câu:  "Quý vị thấy không?  Tiệc chưa khai mạc mà, tôi đi trễ như vày là vừa?"

Hai câu chuyện trên mà tôi được chứng kiến cũng như hằng ngàn câu chuyên tương tự về vấn đề đi trễ cho những buổi tiệc tùng do bà con người Việt mình tổ chức.  Cũng có những bài viết thật có giá trị đề nghị như thế này, thế nọ nhưng rồi cũng không đi đến đâu, thậm chí trong thiệp mời cũng có ghi hai chữ nhắc khéo, lưu ý:  "Chúng tôi khai mạc đúng giờ."

Hầu hết người Việt chúng ta sinh sống ở nước ngoài, đi làm hảng xưởng, ít khi đi trễ vì nếu đi làm trễ sẽ bị cảnh cáo hay đuổi việc, những thành phần này khi tham gia tiệc tùng do người Việt tổ chức thì lại đi trễ. Như vậy là sao?  Khó hiểu quá!.

Có lẽ đây là văn hóa của người Việt Nam.  "Văn hóa đi trễ,"  khó có thể thay đổi. Ngày Hội Ngộ Sư Đoàn 6 Không Quân tới đây (7-7-2017) chúng tôi thử làm cuộc Cách mạng Khai mạc đúng giờ, mong bà con hưởng ứng.

KQ Lê Văn Sáu

No comments:

Post a Comment