Tuesday, October 11, 2016

Tâm Tình Người Lính Chuyển Vận SĐ6 KQ

KQ Tiêu Hồng Phước

Kính tưởng niệm cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang và các chiến hữu đã vị quốc vong thân.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Tổng Động Viên

Như các sinh viên thời chiến, tôi nộp đơn gia nhập quân chủng không quân / Không Phi Hành (KPH). Học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang và học ngành chuyên môn Chuyển Vận, chỉ số 60.44.

Bốc thăm ra đơn vị. Tôi đến Pleiku vào một buổi chiều mưa tầm tã, bùn đỏ đầy đường. Sáng hôm sau với quân phục chỉnh tề, tôi trình diện Tư Lệnh Sư Đoàn, Đại Tá Phạm Ngọc Sang:

- Chuẩn úy Tiêu Hồng Phứoc, số quân... Trình diện Đại Tá Tư lệnh! (*)

Đại Tá Tư Lệnh bắt tay và nói những lời nhắn nhủ cho một sĩ quan trẻ. Nhìn ông với bộ đồ bay uy nghi, gưong mặt nghiêm nghị, tôi chào ông rồi đến nhiệm sở: Trạm Hàng Không Quân Sự Pleiku, làm việc với Trung úy Trần Duy Đức Hoạch.

Sáng sáng điểm danh quân số, kiểm soát phi vụ đi đến, duyệt hành khách biểu... Rồi chiều đến với các chuyến bay từ các phi trừong bạn đáp xuống để vận chuyển binh sĩ, gia đình, hàng hóa về lại Tân Sơn Nhất Saigòn. Mỗi lần phi vụ đưa các quan tài tử sĩ các quân binh chủng đồn trú thuộc Quân Đoàn II cùng những vành khăn tang trắng trên đầu vợ con về Sàigòn, tôi cảm thương cho thân phận ngừơi lính chiến VNCH, đứng nghiêm chào vĩnh biệt chiến hữu...

Đời quân ngũ trôi dần với cafe Dinh Điền, patechaud Cao Nguyên, ciné Diệp Kính, vũ trừong Phựong Hoàng, bún bò Huế nhà xác, cafe Bắc Hương, quán cơm Minh Lợi Miền Nam và các em nữ sinh Pleime, Phạm Hồng Thái..., cho đến tháng 3/1975 oan nghiệt, toàn bộ Quân Đoàn II trong đó có SĐ6KQ di tản về Nha Trang rồi Phan Rang. Trong cuộc triệt thoái trên Liên tỉnh lộ 7 về Phú Bổn, trạm KHQS mất Th/sĩ I Nguyển Lịch, Tr/sĩ I Nguyễn Văn Khang. Còn KQ Lê Văn Trên không có tin tức cho đến nay. Xin dành một phút mặc niệm cho các anh.

Tại căn cứ Phan Rang chiều 15/4/1975, Chuẩn Tứơng Tư Lệnh tập hợp binh sĩ nói những lời đau buồn là không còn kiểm soát đựoc tình hình. Anh em đều một lòng ở lại không rời bỏ đơn vị.

Sáng 16/4/75 A37 dội bom T54 CSBV nhưng đành bó tay. Tin đau buồn là Chuẩn tứong Sang và Trung tứong Nghi bị bắt. Riêng tôi đi đừong bộ cùng dân quân từ Quân Đoàn I rút về, đến Biên Hòa chiều 30/4/75 thì mất tất cả.

Trong cuộc di tản thưong đau, trạm HKQS và riêng cá nhân tôi hãnh diện là không dính líu đến tiền, vàng của bất cứ dân quân cán chính khi vào phi trừơng để về Saigòn. Trong khi đó "Ngừơi Ta" đã rục rịch dollar, vàng trốn chạy để lại bao niềm uất hận cho những ngừoi một lòng vì dân vì nứoc.

Chuẩn tứong Phạm Ngọc Sang bị tù Cộng Sản 17 năm. Khi ông bị bệnh nặng đựoc đưa về bệnh viện Chợ Rẩy, tôi và Trung úy Lê Đăng Hùng hùn tiền mua 2 hộp sữa đặc đến thăm ông. Sau này khi định cư tại Hoa Kỳ, có một lần đến thăm ông tại shop may của Thảo (con gái ông), nhìn ông cặm cụi với sổ sách thấy mà xót xa.

Đến gần cuối đời với cơn bệnh trầm kha, tôi thừong xuyên viếng thăm ông, đôi khi đi cùng Đại úy Lê Đại Hiền THKQSTSN đến nổi Trung tá Lê Văn Bút hỏi tôi có bà con gì với ông Tứong không? Tôi nói không có bà con, chỉ vì lòng cảm phục tư cách, đạo đức của ông mà tôi thăm, vấn an ông và gia đình thôi. Chuẩn tứong Sang đã sa cơ thất thế như toàn thể miền Nam thất thủ thì tôi kề cận ông có đựoc chút ơn mưa móc nào đâu! Đó là tấm lòng trân quý của tôi đối với ông, không tính toán.

Khi ông trút hơi thở cuối cùng, tôi đã lau mặt cho Ông. Phựong Hoàng thoi thóp - Chim sẻ xót xa rơi lệ!

Nhắc đến kỷ niệm "Thằng Chuẩn úy chận đầu xe ông Tứơng" làm Chuẩn Tứong mỉm cừơi với nụ cừoi nhân hậu. Số là khi tôi chuyển qua Phân đoàn Thủy Bộ Vận với hơn 20 binh sĩ cứng đầu với xe GMC 18 bánh, may mà có các HSQ điều hành: Th/sĩ I Ngôn, Hòa, Tuấn hợp tác làm việc trong Phân đoàn nện mọi sự đựoc trôi chảy. Nếu không thì Chuẩn úy Phứoc (là tôi), bị "Ký Củ" rồi! Thời gian đó tôi đựoc cấp phát 1 xe Ford Pick Up nhưng chưa biết lái xe nên nhờ B2 Lâm tập lái. Vì mải mê học lái có biết đâu xe ông Tứong ở phía sau khi ông đi làm về 4 giờ chiều trứoc KQYHK nên quờ quạng ép xe ông. Bị lấy CCTN, CCQN, ngày mai trình diện Chuẩn tứong. Tôi nhủ thầm "chết rồi", nhưng may mắn thay, có Trung úy Trần Văn Oan - Trửong đoàn Kiến Tạo đi ngang, biết tự sự vì tôi vô tình không cố ý nên Tr/úy Oan thưa chuyện với Chuẩn tứong Sang. Ông thêm: Sĩ quan trẻ cần phải biết lái xe chứ không lẽ mỗi lần đi họp hay đi đâu đều cần có tài xế?

Hú hồn cho tôi không phải trình diện Tư Lệnh và gặp Chuẩn úy Nguyễn Phi Hùng chánh văn phòng lấy lại giấy tờ.

Khi Chuẩn Tứong Sang mất, trong 3 ngày liên tục các quân nhân SĐ6KQ đứng hầu quan tài biểu lộ niềm xót thưong quý trọng đối với ông: Sinh Vi Tứong - Tử Vi Thần. Mỗi kỳ cúng thất 21, 49, 100 ngày tại chùa Diệu Quang, tôi đều cầu nguyện cho hương linh ông sớm đựoc vãng sanh miền Cực lạc.

Tuy chỉ 3 năm lính nhưng tôi hãnh diện là ngừoi quân nhân SĐ6KQ không hổ thẹn với trời đất, bạn bè, chiến hữu, với Tổ Quốc - Danh Dự -Trách Nhiệm.

Sau này có 2 việc tôi ái náy:

  1. Lúc là Sĩ quan trực Yểm Cứ, tôi có gọi Quân Cảnh đem B2 Nghĩa vô Cải hối thất vì đã lấy 20 lít xăng. Sau 1975 gặp lại Nghĩa ở Saigòn, tôi hỏi về việc này, tôi nói nếu muốn trả thù thì tôi sẵn sàng để Nghĩa hành động nhưng anh nói "Ông thầy làm đúng". Ôi một ngừoi lính mà có tư cách, đạo đức nhân bản !!!
  2. Thiếu úy Trần Đại, khóa sau tôi là pilot trực thăng, trong lần gặp ở chợ, Đại trách tôi "đì" không xếp phi vụ trong lần đi phép về Saigòn. Vì Đại không gặp trực tiếp tôi nên có sự hiểu lầm chứ tôi không bao giờ có ý xấu như vậy. Bạn bè đều hết lòng giúp đỡ (C/úy Lê Minh Chánh TMPNH, Tr/tá Diệp Ngọc Châu biết tính tình của tôi). Theo tôi thì ưu tiên cho các quân nhân tác chiến có 10 ngày phép chờ đợi phi vụ rất khó khăn tội nghiệp nên phải dành sự ưu tiên cho họ, còn các KQ có thể xin Trửong phi cơ thêm vài chổ dù đã đủ đẩy trong hành khách biểu. Việc này, trứoc linh cữu Chuẩn tứong Sang tôi có nói lời xin lỗi với đàn em Trần Đại.

Trong tâm tình nhỏ nhoi này, nếu có điều gì làm các chiến hữu SĐ6KQ nói riêng và các quân binh chủng bạn thuộc QĐ 2 nói chung buồn lòng, thì xin hãy mở lòng tha thứ cho. Cám ơn nhiều.

KQ Tiêu Hồng Phước

Phụ chú: (*) cấp bậc, chức vụ nói trên tính theo thời điểm 1972-1975 .



1 comment:

  1. Lời văn giản dị, mộc mạc và chân tình. Tôi tin tác giả là một con người sống tử tế và có trước, có sau.

    ReplyDelete